đối với Anhxtanh. Anh cùng một số bạn trẻ ý hợp tâm đầu luôn luôn gặp mặt nhau, và nhóm bạn đó tự gọi nhau là "Viện hàn lâm Ôlimpia". Chiều chiều họ hay gặp nhau sau giờ làm việc, cùng nhau ăn cơm, rồi cùng nhau đọc sách về vật lí học và triết học, đọc tiểu thuyết, ngâm thơ, tranh luận với nhau, nghe Anhxtanh kéo vĩ cầm những nhạc phẩm của Bakhơ, Sube và nhất là của Môda. Chiều thứ bẩy, có khi họ kéo nhau lên núi chơi, và trò chuyện, tranh luận suốt đêm, sáng sớm ngắm cảnh mặt trời mọc, rồi xuống núi điểm tâm, và trở về nhà mệt mỏi và sung sướng. Ba năm như vậy đã tạo cho Anhxtanh một niềm vui lớn, một sự yên tĩnh trong tâm hồn, để tư
Năm 1905, chỉ trong vòng một năm, Anhxtanh đã có năm công trình nghiêncứu có giá trị đăng trên "Biên niên vật lí học", là một trong những tạp chí cứu có giá trị đăng trên "Biên niên vật lí học", là một trong những tạp chí khoa học có tín nhiệm nhất lúc bấy giờ. Công trình thứ nhất là một nghiên cứu nhỏ về kích thước của phân tử. Công trình thứ hai nói về hiệu ứng quang điện, trong công trình này Anhxtanh nêu ra lí thuyết về lượng tử ánh sáng. ánh sáng không những bức xạ gián đoạn như giả thuyết của Plăng, mà còn lan truyền và bị hấp thụ một cách gián đoạn nữa. Trong công trình thứ ba, Anhxtanh dựa vào thuyết động học phân tử để giải thích bản chất của chuyển động Braonơ (Brown). Công trình thứ tư là một sự trình bày tóm tắt thuyết tương đối hẹp. Công trình thứ năm là một khảo sát ngắn gọn về công thức E = mc2. Đó là những công trình hết sức cơ bản, đặc biệt là công trình thứ tư, đánh dấu sự ra đời của thuyết tương đối hẹp. Chúng góp phần quan trọng tạo ra một bước ngoặc mới trong vật lí học đầu thế kỉ XX. Thành tựu nghiên cứu của Anhxtanh năm 1905 thật đáng kinh ngạc. Anhxtanh lúc đó mới 26 tuổi, chưa từng học ở một trường Đại học tổng hợp nổi tiếng nào, không có liên hệ với một trường phái vật lí học nào, và không được một nhà bác học lỗi lạc nào chỉ đạo. Sau này, Anhxtanh nhớ lại rằng cho tới lúc 30 tuồi vẫn chưa được gặp một nhà vật lí học thực thụ. Cho đến tận bây giờ, các nhà sử học vẫn chịu bó tay không tìm được câu trả lời cho loại câu hỏi: Anhxtanh từ đâu mà xuất hiện? Cái gì đã làm cho Anhxtanh trở thành Anhxtanh? Quả vậy, tại sao thuyết tương đối không được phát minh bởi Lorenxơ, bởi Poanhcarê, những nhà bác học lừng danh đang nghiên cứu theo cùng một hướng như thế? Tại sao nó lại được phát minh bởi một viên chức cấp thấp, một giám định viên hạng ba? Phải chăng sức mạnh thiên tài của Anhxtanh là ở chỗ ông được vũ trang bằng một phương pháp, một quan
điểm hoàn toàn mới?