không kể tới số lượng nhập cư bất hợp pháp gấp 2 lần. Sự di cư không gây nên sự gia tăng dân số chung của thế giới, nhưng nó ảnh hưởng đến cấu trúc dân số của các nước liên quan và đến mật độ dân số ở các khu vực.
Ðô thị hoá là gì?
Một trong các khuynh hướng định cư lâu đời của loài người là đô thị hoá. Quá trình đô thị hoá ra đời vào lúc nền canh tác nông nghiệp đã ở trình độ khá cao như đã có thuỷ lợi, thành lập kho tàng lưu trữ và phân bố lương thực... tức là vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Các khu vực đô thị lúc đầu thường mọc lên ở dọc bờ sông thuận tiện giao thông, nguồn nước. Sự hình thành các đô thị gia tăng mạnh mẽ nhờ các tiến bộ về công nghiệp của thế kỷ trước và hiện nay. Các đô thị là thị trường lao động rộng lớn của dân cư có mức sống cao với điều kiện giao thông và dịch vụ thuận lợi.
Sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở các quốc gia, nhất là đối với các nước chậm phát triển đã gây ra vô vàn vấn đề kinh tế xã hội chính trị và môi trường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm, giải quyết giao thông đô thị v.v... Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng dân số đô thị rất đa dạng gồm sự gia tăng tự nhiên của cư dân đô thị, sự di cư hợp pháp và bất hợp pháp từ các vùng nông thôn, việc mở mang về kinh tế, về công nghiệp,
giáo dục trong các đô thị v.v...
Hiện nay, diện tích các thành phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích trái đất và 40% dân số thế giới. Theo số liệu dự báo của tiểu ban dân số Hội đồng Xã hội và Kinh tế thế giới, thì dân số đô thị trên thế giới từ năm 1960 đến năm 2000 có thể tăng gấp 3 lần đạt 3200 triệu hay 50% dân số thế giới.
Siêu đô thị là gì?
Xu thế đô thị hoá trên toàn thế giới sẽ dẫn tới sự hình thành các Siêu đô thị với dân số trung bình trên 4 triệu người. Hiện nay, trên thế giới có 20 siêu độ thị với dân số trên 10 triệu người, trong đó CÓ 11 Ở CHÂU Á, 7 Ở CHÂU MỸ VÀ 2 Ở CHÂU PHI. KHU VỰC CHÂU Á- Thái Bình Dương hiện nay đã có 18 thành phố trên 4 triệu dân, con số này sẽ tăng lên 52 vào năm 2050.