ngăn cản hiểu biết đúng thực.
Nếu chúng ta không còn niềm tin, điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta? Chúng ta không nên kinh hãi lắm về điều gì có lẽ xảy ra, phải vậy không? Nếu chúng ta không còn cái khuôn mẫu của hành động, được dựa vào một niềm tin – hoặc là Chúa, hoặc là vào chủ nghĩa cộng sản, hoặc là vào chủ nghĩa xã hội, hoặc là vào chủ nghĩa đế quốc, hoặc là vào một công thức tôn giáo nào đó, giáo điều nào đó, mà chúng ta bị điều kiện – chúng ta sẽ cảm thấy hoàn toàn bị mất mát, đúng vậy chứ? Và sự chấp nhận của một niềm tin này có phải là sự đang bao bọc cái sợ hãi đó – cái sợ hãi của trống không thật sự, của không là gì cả? Suy cho cùng, một cái tách hữu dụng chỉ khi nào nó trống không; và một cái trí mà đầy ứ những niềm tin, những giáo điều, những khẳng định, những trích dẫn, thật sự là một cái trí không sáng tạo; nó chỉ là một cái trí lập lại. Để tẩu thoát khỏi sợ hãi đó – cái sợ hãi của trống không đó, cái sợ hãi của cô độc đó, cái sợ hãi của đứng yên đó, của không đang đến, của
không đang thành công, của không đạt được, của không đang là một điều gì đó, của không đang trở thành điều gì đó – chắc chắn là một trong những lý do, không vậy à, tại sao chúng ta lại chấp nhận những niềm tin một cách nhiệt tình và thiết tha như thế? Và qua sự chấp nhận những niềm tin, chúng ta có hiểu rõ chính bản thân chúng ta không? Trái lại, một niềm tin, thuộc tôn giáo hay chính trị, rõ ràng gây trở ngại hiểu biết về chính chúng ta. Nó hành động như một bức màn che qua đó chúng ta nhìn vào chính chúng ta. Và chúng ta có thể nhìn vào chính chúng ta mà không còn những niềm tin được không? Nếu chúng ta không xoá sạch những niềm tin này, nhiều niềm tin mà chúng ta có, có còn lại bất cứ việc gì để chúng ta quan sát không? Nếu chúng ta không có những niềm tin mà cái trí đã gắn kết chính nó vào, ngay lúc đó cái trí, không còn mọi phương tiện để nhận dạng, có khả năng quan sát chính nó như nó là – và ngay lúc đó, chắc chắn có sự khởi đầu của hiểu biết rõ ràng về chính mình.