III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Hoạt động 1: Giới thiệu về kiểu bản ghi Tạo một kiểu bản ghi trong ngôn ngữ lập
trình Pascal.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Tìm hiểu về kiểu bản ghi.
- Chiếu bảng kết quả thi tốt nghiệp, sách giáo khoa trang 74.
- Hỏi: Trên bảng có những thông tin gì? - Hỏi: Bảng chứa thông tin của bao nhiêu đối tượng?
- Yêu cầu: Học sinh tìm thêm một ví dụ tương tự.
1. Quan sát ví dụ của giáo viên và trả lời các câu hỏi.
- Họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm của các môn thi,
- Bảng chứa thông tin của 3 đối tượng. - Để mô tả một người trong danh bạ điện thoại cần có các thông tin: Họ tên, địa chỉ và số điện thoại.
- Diễn giải: Mỗi thông tin của đối được gọi là một thuộc tính hay một trường. Mỗi đối tượng được mô tả bằng nhiều thông tin trên một hàng được gọi là một bản ghi.
- Diễn giải: Để mô tả các đối tượng như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép ta xác định kiểu bản ghi. Mỗi đối tượng được mô tả bằng một bản ghi.
2. Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cách khai báo kiểu bản ghi, khai báo biến kiểu bản ghi trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Yêu cầu: Tìm một ví dụ để minh hoạ.
- Để giải quyết bài toán trong mục 1 ta phải khai báo một mảng các bản ghi. Hãy tạo kiểu mảng đó.
- Yêu cầu học sinh phân biệt sự giống và khác nhau giữa kiểu bản ghi và kiểu mảng một chiều
2. Tham khảo sách giáo khoa để nắm được cấu trúc chung của khai báo kiểu bản ghi, khai báo biến bản ghi.
- Ví dụ: Type kieu_nguoi=record hoten:string; diachi:string; sdt:longint; end; Var nguoi:kieu_nguoi;
- Độc lập suy nghĩ để tạo kiểu bản ghi và mảng các bản ghi. Type kieu_hs=record Hoten, ngaysinh:String; Toan, van:byte; dtb:real; End; Kieu_mbg=array[1..50] of kieu_hs; - Giống nhau: được ghép bởi nhiều phần tử.
- Khác nhau: Mảng một chiều là ghép nhiều phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Trong khi bản ghi là ghép nhiều phần tử có kiểu dữ liệu có thể khác nhau.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách sử dụng kiểu bản ghi trong ngôn ngữ Pascal.
1. Giới thiệu cấu trúc chung để tham chiếu đến từng trường của biến bản ghi.
Tên_biến_bg.Tên_trường
- Yêu cầu: Tìm ví dụ về tham chiếu đến từng trường của biến bản ghi đã được khai báo ở trên.
2. Giới thiệu 2 cách gán giá trị cho biến bản ghi.
+ Gán nguyên cả biến bản ghi (1) + Gán lần lượt từng trường (2)
- Yêu cầu: Lấy ví dụ minh hoạ cho từng trường hợp.
- Hỏi: Trường hợp (1) thực hiện được trong điều kiện nào?
3. Nhập/xuất giá trị cho biến bản ghi. - Diễn giải: Ta phải viết lệnh nhập hoặc xuất giá trị cho từng trường.
- Yêu cầu học sinh: Viết lệnh nhập giá trị cho ba trường của biến bản ghi nguoi đã được khai báo.
- Yêu cầu học sinh: Viết lệnh in giá trị trường hoten của biến bản ghi nguoi.
1. Quan sát cấu trúc chung của tham chiếu đến từng trường của biến bản ghi. - Ví dụ:
nguoi.hoten nguoi.diachi nguoi.sdt;
2. Quan sát hai cách gán giá trị cho biến bản ghi để tìm ví dụ cụ thể.
A := B;
A.ht := B.ht; A.dtb := B.dtb;...
- Hai biến A, B phải được khai báo cùng một kiểu bản ghi.
3. Chú ý theo dõi dẫn dắt của giáo viên để tìm được ví dụ.
- Readln(nguoi.hoten); - Readln(nguoi.diachi); - Readln(nguoi.sdt); - Writeln(nguoi.hoten);