Cảng Quảng Châu

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế & xã hội CHND Trung Hoa (Trang 40 - 45)

Xuất khẩu: 752,2 tỷ USD, tăng 28,4% (năm 2005) với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, nhựa dẻo, thiết bị quang học, thiết bị y tế, quặng sắt, thép…

Thị trường xuất khẩu chính: Hoa Kỳ (chiếm 21,4%), Hồng Kông (16,3%), Nhật Bản (11%), Hàn Quốc

(4,6%), Đức (4,3%) (năm 2005).

Nhập khẩu: 631,8 tỷ USD, tăng 17,6% (năm 2005) với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là: máy móc thiết bị, dầu mỏ, nhiên liệu thô, chất dẻo, thiết bị quang học, thiết bị y tế, các chất hóa hữu cơ…

Thị trường nhập khẩu chính: Nhật Bản (chiếm 15,2%), Hàn Quốc (11,6%), Đài Loan (11,2%), Hoa Kỳ (7,4%), Đức (4,6%) (năm 2005).

• Là một đất nước rộng lớn và với bề dày lịch sử trên 5.000 năm, Trung Quốc ngày nay là một nơi hấp dẫn du lịch vào loại bậc nhất trên thế giới theo phong cách văn hoá Phương Đông. Năm 2000, Trung Quốc đón 84 triệu du khách nước ngoài ( Kể cả Hongkong và

Macao). Với 32 địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới đến năm 2003, Trung quốc trở thành

quốc gia xếp thứ 3 trên thế giới về sở hữu số lượng di sản thế giới ( Di sản vật thể). Với địa hình đa dạng và với lịch sử phong kiến tập quyền hàng ngàn năm,

ngành du lịch Trung Quốc vẫn đang trong quá trình tìm kiếm và khai quật khảo cổ những địa danh thiên nhiên và lịch sử sẽ làm sửng sốt thêm hàng triệu du khách và chắc chắn rằng con số mà UNESCO công nhận ở Trung quốc không dừng lại ở con số 32.

• Tài nguyên du lịch tự nhiên: Trung Quốc có rất nhiều danh sơn nổi tiếng thế giới như Thái Sơn, Hoa Sơn, Hoành Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn, đỉnh Ngũ Nhạc Hùng Phong, là những non cao núi hiểm; Hoàng Sơn, Lư Sơn và Thanh Thành Sơn phong cảnh đặc sắc, thanh nhã, Nga Mi Sơn, Ngũ Đài Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn là bốn thánh địa của Phật giáo, cảnh sắc tú lệ; dãy Himalayas, đỉnh Băng Sơn Tuyết Phong nổi tiếng thế giới. Mạng lưới giao thông sông ngòi của Trung Quốc đan chen ngang dọc, ao hồ ở khắp mọi nơi: Trường Giang, Hoàng Hà cảnh quan

hùng vĩ; những ngõ phố ở Tô Châu có sông đào đan xen ngang dọc, là vẻ đẹp chốn quê nước, nay vẫn giữ nguyên diện mạo xưa vốn đặc sắc của vùng đất Giang Nam; Tây Hồ ở Hàng Châu, hồ Điền ở Côn Minh, hồ Thương Sơn Nhĩ Hải, hồ Bạch Đầu Sơn Thiên ở Cát Lâm, xa rời nơi đô thị ồn ào, cảnh đẹp in đậm dáng vẻ tự nhiên; hồ Động Đình, Thái Hồ sóng xanh vạn dặm, phong cảnh sơn thuỷ ở Quế Lâm với thác nước Cây Quả Vàng, sơn thuỷ hữu tình là địa danh nổi tiếng đã lâu.

• Đoạn tường thành tại Bát Đại lĩnh được xây dựng từ năm 1505 dưới thời vua Hoằng Trị nhà Minh và được hoàn thành sau 18 năm. Với độ cao hơn 1000 mét so với mực nước biển, đoạn thành này là một địa điểm chỉ huy và phòng thủ chiến lược. Chính tên gọi Bát

Đại cũng thể hiện được tầm bao quát cảnh quan xung quanh từ địa điểm này.

• Nằm trên lớp móng kiên cố làm từ hơn 2000 tảng đá, bức tường có chiều cao tới tận 8 m. Mặt trên tường thành rộng tới 6.5 m, đủ để cho 5 con ngựa có thể cùng sánh hàng phi nước đại. Cấu trúc thoải dần xuống phía móng giúp cho tòa thành có thể đứng

vững ngay cả khi phải nằm trên các đỉnh núi cheo leo, đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng trong việc lên

xuống cho quân đội trong thành. Xây dựng với mục đích phòng thủ, trên đỉnh tường thành thường có các khe nhỏ cho người quan sát và ở phía dưới là những lỗ hở để đặt nòng pháo.

• Vạn Lý Trường Thành có 3 phần cơ bản với độ dài mỗi phần khoảng 5.000 km (xấp xỉ 10.000 lý dài mỗi phần khoảng 5.000 km (xấp xỉ 10.000 lý theo đơn vị đo của người Trung Quốc), chính vì vậy nó mới được gọi “thành dài vạn lý”. Phần

Một phần của tài liệu Địa lý kinh tế & xã hội CHND Trung Hoa (Trang 40 - 45)