Xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt

Một phần của tài liệu Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO (Trang 27 - 29)

III. Phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ trong điều kiện thực hiện

1. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam

1.4. Xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt

Nam.

Theo dự báo của Bộ Công thương, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại VN giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/ năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm.Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu… xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 đạt 726.113 tỷ đồng, tương đương 45,2 tỷ USD, cao hơn so với năm 2006 (37,5 tỷ USD). Kế họach năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 875.000 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2007. Theo các kết quả nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường, thì tại Việt Nam, gắn liền với việc nâng cao thu nhập của người dân, nhu cầu mua sắm ở những siêu thị bán lẻ hiện đại đã dần được hình thành, được nâng cao về số lượng lẫn chất lượng và có khuynh hướng trở thành thói quen sinh hoạt trong đời sống thường nhật. Theo đó, thứ tự về sức hấp dẫn đầu tư bán lẻ của thị trường Việt Nam được xếp thứ tư thế giới về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc (theo bảng xếp hạng của AT Kearney). Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, nguồn vốn, trình độ quản lý,

kinh nghiệm thương trường, công nghệ tiên tiến… đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các nhà phân phối Việt Nam. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có nhiều dự án kinh doanh bán lẻ hiện đại đang xây dựng được đưa vào phục vụ ở TP.HCM, Hà Nội và các

tỉnh thành.

Theo Đề án phát triển thương mại thị trường trong nước đến 2010 và định hướng đến 2020, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi... đến 2010 đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, khoảng

800 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt Nam dần dần trở thành hiện thực và đó cũng là phản ảnh nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống.

Đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã thu hút từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Nguyên nhân là do bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn.Các đại

theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và do vậy thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là

điều khó tránh.

Thực tế là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Parkson... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém nhiều so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w