- Cùng một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên
b) Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
dung và hình thức
♦Nội dung và hình thức gắn bó với nhau trong mỗi sự vật.
Không có nội dung nào lại không có một hình thức nhất định.
Cũng không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định.
♦ Nội dung quyết định hình thức. Hình thức phải phù hợp với nội dung.
Tuy nhiên, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức không cứng nhắc. Cùng một nội dung nhưng trong những điều kiện tồn tại khác nhau có thể có những hình thức khác nhau. Điều đó thể hiện tính đa dạng của hình thức.
♦ Hình thức có tác động trở lại nội dung.
Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều kiện cho nội dung phát triển.
Ngược lại, nếu hình thức không phù hợp với nội dung sẽ cản trở sự phát triển của nội dung.
Ví dụ: sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.
♦ Khi hình thức cũ, lỗi thời mâu thuẫn với nội dung mới.
Cuộc đấu tranh giữa nội dung và hình thức sẽ dẫn đến xóa bỏ hình thức cũ, thay bằng hình thức mới cho phù hợp với nội dung mới.
Đồng thời nội dung cũng được cải tạo lại.
Lênin: “Đấu tranh giữa nội dung với hình thức, vứt bỏ hình thức, cải tạo nội dung”.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
♦ Vì nội dung quyết định hình thức, cho nên khi
xem xét sự vật, hiện tượng, trước hết cần căn cứ
vào nội dung của nó.
♦ Trong hoạt động thực tiễn, cần tránh sự tách rời
giữa nội dung và hình thức. Chống chủ nghĩa hình thức, nhưng đồng thời cần tránh xem nhẹ hình thức.
♦ Cần phải biết sử dụng nhiều hình thức để phục vụ cho một nội dung nhất định.
♦ Cần đổi mới nội dung và hình thức hoạt động
5. Bản chất và hiện tượng
a) Định nghĩa:
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, ổn định, ở bên trong sự vật, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Hiện tượng là những biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
b) Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
♦ Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau trong mỗi sự vật.
- Bất cứ sự vật nào cũng có bản chất và hiện tượng.
- Bản chất bao giờ cũng biểu hiện ra thành những hiện tượng nhất định.
Không có bản chất nào không biểu hiện ra hiện tượng. Cũng không có hiện tượng nào lại không có bản chất của nó.
♦ Bản chất quyết định hiện tượng
Bản chất như thế nào thì hiện tượng như thế ấy.
Bản chất thay đổi thì hiện tượng thay đổi theo.
♦ Bản chất và hiện tượng có mâu thuẫn với nhau:
- Sự thống nhất giữa bản chất với hiện tượng là sự thống nhất của các mặt đối lập nên giữa chúng có mâu thuẫn với nhau:
• Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên
ngoài.
• Bản chất là cái tương đối ổn định, hiện tượng
thường xuyên biến đổi.
• Bản chất thì sâu sắc, hiện tượng thì đa dạng,
Do đó, trong quá trình nhận thức, ta có thể gặp: • Những hiện tượng phản ánh chính xác bản chất. • Những hiện tượng chỉ phản ánh một mặt, một khía cạnh của bản chất.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
♦ Trong nhận thức, không được dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu tìm ra bản chất của sự vật thì nhận thức mới sâu sắc.
♦ Để tìm ra bản chất của sự vật phải thông qua vô số hiện tượng, phân loại các hiện tượng, tìm ra hiện tượng phản ánh chính xác bản chất.
Không được hấp tấp, vội vàng, quy chụp một số hiện tượng bất kỳ thành bản chất, có thể dẫn đến nhầm lẫn đáng tiếc.
♦ Trong thực tiễn, muốn xóa bỏ hiện tượng xấu thì phải xóa bỏ bản chất sinh ra chúng. Tuy nhiên, bản chất tồn tại khách quan, do đó không thể chủ quan, nóng vội.