Một số dây chuyền công nghệ phát nhiệt điện bằng chất thải sinh khối điển hình:

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết chuyên đề: Nghiên cứu đánh giá thực trạng, xác định công nghệ đốt tầng sôi bằng các chất thải sinh khối dùng trong phát nhiệt điện potx (Trang 95 - 117)

III. Công nghệ sử dụng chất phế thải sinh khối Triển vọng ứng dụng trong nông nghiệp, nông thôn.

4) Một số dây chuyền công nghệ phát nhiệt điện bằng chất thải sinh khối điển hình:

điển hình:

- Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsuibishi (Nhật) đã xây dựng 15 dây chuyền sử dụng chất thải sinh khối đồng phát điện nhiệt tại Myanmar, công suất 445 kW, đảm bảo cung cấp đủ năng l−ợng cho một nhà máy chế biến gạo xuất khẩu (xay xát, đánh bóng 100ữ150 tấn gạo/ngày đêm). Hơi quá nhiệt: 5.500 kg/h, áp xuất hơi: 20 at. Chi phí trấu để đốt: 4 kg/h. Tro của trấu sau khi đốt bằng công nghệ này có màu trắng, thành phần: Si02 là 96%, sử dụng trong công nghệ pha trộn vật liệu xây dựng. Suất đầu t− cao (gồm 2000 USD/kW).

- Tại Indonesia

Vùng ngoại ô thành phố Giacata, theo ch−ơng trình hợp tác úc - ASEAN, một nhà máy chế biến gỗ đã sử dụng mùn c−a đốt theo công nghệ tầng sôi, lắp đặt dây chuyền đồng phát nhiệt điện công suất 55kW. Suất đầu t− ≈2000 USD/kW. L−ợng hơi khoảng 2,5 t/h dùng để sấy gỗ.

- Theo ch−ơng trình hợp tác kinh tế kỹ thuật úc - ASEAN với nguồn vốn tày trợ không hoàn lại (của CP.úc), tại Thái Lan đã lắp đặt nhà máy đồng phát nhiệt điện công suất 250 kW. Nguyên liệu đốt là chất phế thải sinh khối từ vỏ dừa và mụn dừa.

* *

24

KếT LUậN - KIếN NGHị

KếT luận

1. Vấn đề sử dụng chất phế thải sinh khối nhằm tạo ra nguồn nhiệt - điện là hết sức cấp bách đối với n−ớc ta. Thực hiện đầy đủ công nghệ này sẽ mang lại lợi ích tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi tr−ờng đặc biệt là vùng nông thôn nhiều nguyên liệu, nh−ng thiếu năng l−ợng.

2. ở Việt Nam các dạng phế phẩm sinh khối nhiều nhất là trấu từ các cơ sở xay xát ở ĐBSCL, mùn c−a và vỏ bào từ các nhà máy chế biến gỗ (và tre nứa) có nhiều tiềm năng ứng dụng công nghệ đồng phát nhiệt - điện. Hàng năm nguồn phế thải sinh khối từ sản xuất, chế biến nông lâm sản có thể thải ra hàng triệu tấn, đảm bảo cho các nhà máy đồng phát nhiệt điện vận hành cung cấp năng l−ợng cho khâu xay xát, làm khô và chế biến nông lâm sản.

3. Về công nghệ: Sử dụng công nghệ đồng phát nhiệt điện bằng chất phế thải sinh khối (dùng lò đốt tầng sôi sử dụng hơi quá nhiệt, hoặc đốt trực tiếp v.v...). Công suất hệ thống phát điện cần đạt > 200 kW, phục vụ cho quá trình chế biến và làm khô, bảo quản các sản phẩm nông lâm nghiệp phù hợp vùng đủ nguyên liệu “đầu vào”, có nh− vậy dây chuyền mới có hiệu quả.

4. Công nghệ đốt tầng sôi sử dụng chất thải sinh khối áp dụng Công ty cà phê Sơn La và tại xã Ia Phìn, Gia Lai với l−ợng nhiệt sản ra khoảng 700 ữ 800 kWt, dùng để sấy ngô, cà phê mang lại hiệu quả cao, đ−ợc nông dân chấp nhận, đang chuẩn bị để mở rộng trong sản xuất.

KIếN NGHị

1. Nhà n−ớc cần hình thành hệ thống chính sách nhằm thúc sử dụng đẩy năng l−ợng tái tạo nói chung, trong đó có năng l−ợng từ chất phế thải sinh khối phục vụ tốt hơn cho phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống cộng đồng.

2. Tr−ớc mắt Nhà n−ớc trợ giúp vốn cho một vài cơ sở có nhiều “nguyên liệu đầu vào” xây dựng dây chuyền đồng phát nhiệt - điện tại một chợ gạo ở Đồng bằng sông Cửu long và một xí nghiệp chế biến sản phẩm gỗ và gỗ rừng trồng tại Tây Nguyên.

Hà Nội, 11/2002

Chủ trì đề tài nhánh

GS.TSKH. Phạm Văn Lang

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết chuyên đề: Nghiên cứu đánh giá thực trạng, xác định công nghệ đốt tầng sôi bằng các chất thải sinh khối dùng trong phát nhiệt điện potx (Trang 95 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)