Một số vấn đề định hướng cho Linux và phần mềm nguồn mở ở Việt Nam. Cách đây không lâu, phong trào phát triển và sử dụng hệ điều hành nguồn mở, trong đó nổi bật là Linux, đã bùng phát mạnh mẽ với mục tiêu lãng mạn: phá vỡ sự độc quyền của Microsoft, hạ giá thành phần mềm trong máy tính và tạo ra cái riêng của mình. Với Việt Nam, chúng ta đã có 2 cuộc hội thảo Quốc gia về phần mềm nguồn mở, cũng đã có 3 công ty công bố hệ điều hành Linux Việt Nam (Tổng công ty điện tử tin học VN, CMC, Vietkey), và Chính phủ vừa phê duyệt dự án tổng thể ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008. Nhưng rồi, sau mỗi cuộc hội thảo, sau mỗi lần công bố sản phẩm mới, niềm hứng khởi học thuật trào lên rồi hạ xuống, những kỳ vọng rộ lên rồi lại rơi vào lãng quên.
Ngay gần đây nhất, công ty CMC cài đặt sẵn hệ điều hành Linux của mình trong máy, nhưng thử hỏi chính những người mua sử dụng nói như thế nào, hay là mua rồi lại phải mất công bỏ nó đi mà cài lại Windows. Chẳng có gì khác trước cả. Cái khác chăng là người lắp ráp có cái mà nói về nội địa hóa, có cái mà đối phó với bản quyền phần mềm cài trên máy. Rồi Vietkey Linux, các cuộc trao thưởng đã đưa sản phẩm này lên như là lối thoát của hệ điều hành Việt Nam, tưởng như sau đó chẳng còn phải lo gì đến ngày hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, nhưng thực tế ít ai sử
Hệ điều hành mã nguồn mở
Trang 45 dụng. Bản chất mở của phần mềm nguồn mở đã khuyến khích khát vọng tự do phát triển của các nhà công nghệ. Nhưng đấy là khát vọng cá nhân, còn đối với một quốc gia thì lại không thể hoàn toàn tự do như vậy được. Để triển khai ứng dụng và phát triển Linux, đã có rất nhiều dự án được lập ra ở nhiều nước và tổ chức quốc tế. Có thể tạm phân thành các nhóm dự án thông tin Linux (trên 15 dự án), dự án cổng phần cứng (trên 20 dự án), dự án khoa học và hiệu năng cao (gần 10 dựa án), dự án phần mềm Linux (trên 80 dự án). Đã đến lúc cần phối hợp hành động giữa các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ, doanh nghiệp phần mềm, các trường và các nhà khoa học trong một (hoặc một vài) dự án chung về phát triển Linux Việt Nam. Những nội dung chính của dự án có thể là: lựa chọn dòng phân phối Linux phù hợp với từng môi trường ứng dụng Linux cụ thể ở Việt Nam, xây dựng Vietnam Linux Base Standards, lập và triển khai Vietnam Linux Documentation Project, lập quỹ Linux Việt Nam. Cần hình thành dần một cộng đồng phần mềm nguồn mở ở ngay Việt Nam. Cái đặc điểm phát triển nhanh của công nghệ thông tin nó không chờ đợi ai cả. Có thể hôm nay chúng ta còn đang bận tâm giải quyết vấn đề nội địa hóa máy tính để bàn, thì ngày mai loại máy thông dụng trên thị trường có khi lại là máy tính xách tay hoặc mini-PC. Cuộc rượt đuổi ấy sẽ tiếp tục mãi, nếu không có những định hướng chiến lược chính xác.
Bộ quốc phòng và bộ công an đã sử dụng phần mềm nguồn mở để phát triển các ứng dụng về bảo mật và an toàn, an ninh thông tin. Công ty Vietsoftware đã trúng thầu xây dựng cổng thông tin Hà Nội với các ứng dụng được xây dựng trên nền nguồn mở. Công ty CMC đã trúng thầu xây dựng hệ thống thông tin của Đảng từ trung ương đến địa phương trên nền phần mềm nguồn mở việc triển khai đã được thực hiện ở Trung ương và một số địa phương thí điểm.
Mới đây nhất trong ngày 15/06/2012, tại Hà Nội, bộ thông tin và truyền thông đã tổ chức buổi hội thảo phần mềm nguồn mở trong các cơ quan tổ chức Nhà nước. Hội thảo này là một phần của dự án phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam do ngân hàng Thế giới tài trợ. Tham dự hội thảo có thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông ông Nguyễn Minh Hồng, đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc bộ thông tin và truyền thông, đại diện lãnh đạo một số sở thông tin và truyền thông, đại diện câu lạc bộ VFOSSA, đại diện các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin… phát biểu khai mạc hội thảo, thứ trưởng bộ thông tin và truền thông. Nguyễn Minh Hồng khẳng định: “lợi ích của phần mềm nguồn mở đã thấy rõ đó là tiết giảm chi phí trong việc sử dụng phần mềm cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức. Ứng dụng phần mềm nguồn mở có sự đảm bảo tốt hơn về an ninh an toàn thông tin khi các hệ thống thông tin ngày càng quan trọng nhưng dễ bị tổn thương”. Các chuyên gia hàng đầu thế giới đã khẳng định phần mềm nguồn mở làm giảm rủi ro tấn công từ bên ngoài điều đó giúp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là ngành dịch vụ công nghệ thông tin khi sử dụng phần mềm nguồn mở. Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng đề nghị các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin các bộ, sở thông tin truyền thông. Đề xuất thẳng thắn, rõ ràng, để Chính phủ xem xét triển khai trong thời gian tới như thế nào. Với cách làm hiện nay, kết quả còn rất hạn chế... cần thay đổi cách làm thì mới có thể đạt kết quả đột phá, mọi người có thể hài lòng với những việc đã và đang làm