Vòng điều khiển khép kín

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp kỹ thuật sử dụng trong WCDMA –HSDPA (Trang 97 - 100)

Quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín được sử dụng để bù cho những dao động về công suất do hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh. Nó là một vòng điều khiển khép kín trong đó liên quan đến cả trạm gốc và máy di dộng. Mỗi khi máy di động chiếm một kênh lưu lượng và bắt đầu thông tin với trạm gốc, quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín sẽ hoạt động cùng với quá trình điều chỉnh công suất theo vòng mở. Trong quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép, trạm gốc liên tục giám sát đường truyền lên và đo chất lượng đường truyền. Nếu chất lượng đường truyền nhận được xấu thì trạm gốc sẽ ra lệnh cho máy di động qua đường truyền xuống, để tăng công suất. Nếu chất lượng đường truyền là quá tốt thì

có nghĩa là công suất trên đường truyền lên vượt mức, trong trường hợp này, trạm gốc sẽ ra lệnh cho máy di động giảm công suất. Về mặt nguyên lý, tỷ lệ lỗi khung (FER) có thể dùng để chỉ thị về chất lượng đường truyền. Nhưng vì cần một thời gian dài cho trạm gốc tích luỹ đủ các bít để tính toán FER nên Eb/No (hoặc SIR) được sử dụng làm thông tin để chỉ thị chất lượng đường truyền lên.

Quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín trên đường truyền về như sau:

1. Trạm gốc liên tục giám sát Eb/No trên đường truyền lên

2. Nếu Eb/No là quá cao (tức là nếu nó vượt quá một ngưỡng nhất định) thì trạm gốc ra lệnh cho máy di động giảm công suất phát.

3. Nếu Eb/No là quá thấp (tức là nếu nó rớt xuống dưới một ngưỡng nhất định) thì trạm gốc sẽ ra lệnh cho máy di động tăng công suất phát.

Trạm gốc gửi các lệnh điều chỉnh công suất tới máy di động qua đường truyền xuống. Các lệnh điều chỉnh công suất được đặt trong dạng các bít điều chỉnh công

suất (PCBs). Lượng công suất của máy di động tăng và giảm trên mỗi PCB thường là

+1 dB và -1 dB. Vì quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín là để chống lại pha đinh Rayleigh nhanh nên đáp ứng của máy di động với các lệnh điều chỉnh công suất này cần phải rất nhanh. Vì lý do này các PCB được gửi trực tiếp trên kênh lưu lượng. Thực tế là các bít được Rút trộmra khỏi kênh lưu lượng để gửi các PCB này.

Có ba điểm bổ sung cho quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín

Các bít điều chỉnh công suất không được bảo vệ chống lỗi: Do các PCB được ghép

vào kênh lưu lượng hướng đi sau bộ mã hoá xoắn. Vì thế, các PCB không được bảo vệ chống lỗi. Điều này được thực hiện để giảm trễ cố hữu khi giải mã và tách ra các bít bảo vệ chống lỗi. Cần nhớ là điều chỉnh công suất theo vòng khép kín được sử dụng để chống lại hiện tượng pha đinh Rayleigh nhanh, các PCB không được bảo vệ chống lỗi để máy di động có thể nhanh chóng thu lại PCB và điều chỉnh công suất phát của nó cho phù hợp. Hậu quả là xác suất lỗi bít đối với kênh phụ điều chỉnh công suất có thể cao hơn so với kênh lưu lượng nếu không có sự dự phòng đặc biệt.

theo vòng kín. Tiền đề của quá trình điều khiển vòng trong là tồn tại một ngưỡng SIR được xác định trước bởi các quyết định tăng giảm công suất được tạo ra. Do chúng ta luôn cố duy trì một FER có thể chấp nhận được và do trong một môi trường di động không có sự tương quan một - một giữa FER và Eb/No, nên giá trị ngưỡng Eb/No cần phải được điều chỉnh động để duy trì một FER có thể chấp nhận được. Việc điều chỉnh ngưỡng Eb/No này (đã sử dụng bởi điều chỉnh công suất vòng trong) được xem như vòng ngoài của quá trình điều chỉnh công suất theo vòng khép kín. Quá trình điều khiển vòng ngoài không được qui định theo tiêu chuẩn và mỗi nhà sản xuất cơ sở hạ tầng tự do thực hiện các thuật toán điều chỉnh công suất vòng ngoài của chính họ. Lưu ý rằng các thuật toán này hầu như luôn là độc quyền của nhà sản suất.

Vòng Ngoài Vòng trong Điều chỉnh ngưỡng E Nb / o 1 Đo E Nb / o

2 So sánh với E Nb / o ngưỡng 3 Quyết định giá trị PCB cần gửi đi

Hình 3.30 Vòng điều khiển trong và vòng điều khiển ngoài

Sự điều chỉnh công suất theo vòng khép kín trong quá trình chuyển giao mềm. Trong

quá trình chuyển giao mềm một máy diđộng duy trì liên lạc với hai hoặc ba trạm gốc khi nó chuyển tiếp giữa chúng. Trong thời gian chuyển giao mềm, máy di động thu các lệnh điều chỉnh công suất từ hai hoặc ba trạm gốc và các lệnh này có thể có sự xung đột (tức là, một trạm gốc có thể yêu cầu máy di động tăng công suất trong khi các trạm gốc khác lại có thể yêu cầu máy di động giảm công suất). Trong tình huống

này, máy di độngtuân theo qui luật sau: nếu bất cứ một trạm gốc nào ra lệnh cho máy di động giảm công suất, thì máy di động sẽ giảm công suất. Máy di động sẽ chỉ tăng công suất nếu tất cả các trạm gốc liên quan đến quá trình chuyển giao mềm ra lệnh cho máy di động tăng công suất.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Các giải pháp kỹ thuật sử dụng trong WCDMA –HSDPA (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w