Kết luận chương II

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp Khả năng phát triển của IPTV và một số giải pháp công nghệ IPTV phổ biến trên mạng viễn thông Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 62)

Ngày nay, các nhà khai thác viễn thông đã có nhiều công nghệ mạng để chọn lựa khi quyết định triển khai các dịch vụ IPTV. Mỗi mạng đều có đặc điểm kỹ thuật riêng, và cũng có điểm mạnh và điểm yếu khi được sử dụng để mang tín hiệu IPTV.

Các khả năng băng thông gần như không bị hạn chế của mạng cáp quang là các ý tưởng tuyệt vời cho việc phân phối các dịch vụ IPTV. Các công nghệ ADSL2 và VDSL

Tổng đài khu vực 1 Tổng đài khu vực 2 Tổng đài khu vực 3 Trung tâm dữ liệu IPTV DSLAM 4 DSLAM 3 DSLAM 2 DSLAM 1 SERVER nội dung IPTV Router phân phối EV C1 EV C2 EV C3 EV C4 Mạng lõi IP băng rộng

cung cấp tốc độ băng thông cao. Đó là các giải pháp có khả năng mở rộng và phù hợp cho việc phân phối các ứng dụng tiên tiến của IPTV tới người sử dụng.

Khả năng phân phối hiệu quả truyền hình trên mạng Internet công cộng là thay đổi cơ bản của công nghệ truyền hình số toàn cầu. Việc bảo đảm chất lượng của dịch vụ là vấn đề lớn nhất của các nhà cung cấp dịch vụ khi phân phối IPTV qua mạng Internet công cộng. Độ trễ, tắc nghẽn mạng và sự sửa đổi của các gói IP chỉ là một số tình trạng của các kênh truyền hình Internet.

CHƯƠNG III. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA IPTV VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ IPTV PHỔ BIẾN TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV

3.1.1 Tình hình phát triển dịch vụ IPTV trên thế giới và khu vực

Cuối thập kỷ trước, cùng sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệ tinh, sự tăng trưởng của dịch vụ truyền hình cáp số, và đặc biệt là sự ra đời của HDTV đã để lại dấu ấn đối với lĩnh vực truyền hình. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện một phương thức cung cấp dịch vụ mới còn mạnh hơn với đe dọa sẽ làm lung lay mọi thứ đã có. Internet Protocol Television (IPTV) đã ra đời, dựa trên sự hậu thuẫn của ngành viễn thông, đặc biệt là mạng băng rộng, IPTV dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình.

Trên thế giới, tốc độ tăng trưởng và mức độ phổ biến loại dịch vụ này trong những năm qua liên tục tăng theo cấp số nhân. Từ chỗ cả thế giới chỉ có 6,4 triệu thuê bao trong năm 2006, đến năm 2010 con số đó đã tăng lên trên 120 triệu thuê bao (theo nghiên cứu thị trường của ABI Research). Doanh thu từ IPTV trong năm 2005 chỉ đạt 371 triệu USD, thì đến hết năm 2009 đạt mức 44 tỷ USD. Tại các nước có hạ tầng ADSL và cáp quang phát triển như Mỹ và các nước châu Âu, IPTV đã được thừa nhận như là một thế lực mới trong ngành truyền hình. Còn tại châu Á, mô hình này cũng đang bắt đầu phá vỡ thế độc quyền của các kênh truyền hình truyền thống.

ZTE - Tập đoàn chế tạo thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc nhận định: Những quốc gia châu Á và Trung Đông đang nổi lên rất nhanh và việc nơi đây trở thành “thánh địa” của IPTV chỉ là vấn đề thời gian. Kết thúc năm 2010, rất có thể IPTV ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tới 80% và mang lại doanh thu 4,2 tỷ USD cho thị trường. Thuê bao IPTV của châu Á sẽ chiếm tới một nửa số thuê bao IPTV của các nhà cung cấp trên toàn thế giới

Theo kết quả khảo sát của Frost & Sullivan, tính đến cuối năm 2009, số thuê bao IPTV tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã đạt con số 9,4 triệu thuê bao, tăng trưởng gần 51% so với năm ngoái (6,27 triệu), đứng thứ hai ngay sau thị trường IPTV lâu đời nhất là Tây Âu. Theo đó, Nhật Bản sẽ là quốc gia đứng đầu trong khu vực về

mức phát triển thuê bao với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ năm 2009-2014 là 24.6% và sẽ đạt 23,5 triệu thuê bao vào cuối năm 2014.

Hình 3.1. Dự báo doanh thu dịch vụ IPTV trên thế giới

Báo cáo cũng ghi nhận rằng chỉ có 8 quốc gia trong khu vực này (trong tổng số 14 quốc gia) là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ đã thương mại IPTV trong năm 2008. Vào cuối năm 2009, Việt Nam cũng chính thức cung cấp dịch vụ IPTV, trong khi Malaysia, Indonesia, Úc và New Zealand đều dự kiến sẽ triển khai các dịch vụ IPTV trong vòng 12 tháng tới, riêng Philippines thì đưa ra hạn chót là năm 2011.

Cũng theo báo cáo này, tại các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, IPTV vẫn chưa trở thành một dịch vụ truyền hình trả tiền chính, ngoại trừ ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc. Tại Hồng Kông, IPTV chiếm 54% thị phần của các dịch vụ truyền hình trả tiền, trong khi tại Hàn Quốc thành công

Chủ yếu nằm tại các dịc vụ video theo yêu cầu.

Theo ông Adeel Najam, chuyên gia phân tích của Frost & Sullivan , một trong số những xem xét quan trọng cho sự thành công của IPTV là mức độ thâm nhập băng rộng, nội dung và sự có mặt của các dịch vụ truyền hình trả tiền khác. Ông cho biết từ nay đến năm 2014 sẽ có thêm 62% thuê bao IPTV tham gia vào mạng, chủ yếu là từ các thị trường mới nổi, nơi mà các hãng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền như nhà khai thác truyền hình cáp vẫn chưa tạo ra một tác động đáng kể. Các thị trường này bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan và Philippines. Tuy nhiên, việc chấp nhận IPTV ở các nước này sẽ bị giới hạn trong các

Khu vực thành thị nơi mà có mặt của các mạng băng rông tốc độ cao.

Nội dung hấp dẫn, ông đã trích dẫn ví dụ của PCCW của Hồng Kông, sẽ góp phần tạo ra sự thành công cho việc triển khai, và PCCW hiện là nhà khai thác IPTV lớn thứ năm trên thế giới, và là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hàng đầu tại Hồng Kông. Ông cho biết thêm "Với chiến lược phát triển nội dung đúng đắn, PCCW không chỉ chiếm hơn 30% thị phần thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền cạnh tranh khốc liệt của Hồng Kông trong vòng hai năm đầu tiên, và bây giờ đã tăng gấp ba doanh thu trung bình trên người sử dụng và duy trì mức thay đổi thuê bao dưới 1%”.

Sự phát triển của IPTV chắc chắn sẽ nhanh hơn, nhưng với sự số hóa của truyền hình cáp và vệ tinh, các nhà cung cấp sẽ phải cạnh tranh để giành được khách hàng mới. Tùy thuộc vào thị trường cụ thể, các nhà khai thác dịch vụ IPTV sẽ phải bổ sung vào dịch vụ truyền hình quảng bá nhiều kênh với việc mở rộng cung cấp các dịch vụ như VoD, Replay-TV (network DVR), In-home DVR, Multi-room Service, v.v... PCCW ở Hồng Kông, nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất thế giới với trên 500.000 thuê bao, đã đưa HDTV và VoD vào cung cấp trên mạng DSL của mình. SOFTBANK của Nhật Bản cũng đã nhắm đến xây dựng nội dung lên đến 5.000 giờ cho các phim truyện Nhật Bản và Holywood trên dịch vụ DSL/FTTH Video-On-Demand.

3.1.2. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV tại Việt Nam

Xu hướng số hóa và hội tụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình đã trở thành một làn sóng lan tỏa ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Việc IPTV phát triển ở Việt Nam chính là một hệ quả tất yếu của sự lan tỏa này. Đây cũng là hướng đi được Chính phủ chú trọng trong lộ trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về Công nghệ thông tin.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn phát sóng, phát thanh, truyền hình đến năm 2020 trong đó định rõ định hướng chuyển đổi công nghệ phát thanh, truyền hình sang công nghệ số. Trong đó có phát triển công nghệ truyền hình internet (IPTV). Viện Chiến lược quốc gia về Bưu chính – Viễn thông thuộc Bộ TT&TT cũng đã có kế hoạch hạn chế truyền hình analog, phát triển truyền hình kỹ thuật số tới các vùng sâu, vùng xa. Theo bản kế hoạch này, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ dừng cung cấp các chương trình analog vào năm 2010 – 2012. Tuy nhiên, truyền hình kỹ thuật số đòi hỏi sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng. Do đó, sức lan tỏa của mạng kết nối internet băng rộng trở thành điểm mạnh của IPTV tại Việt Nam.

Trên thực tế, Việt Nam cũng có rất nhiều lợi thế khi bắt tay vào triển khai dịch vụ IPTV. Cho đến nay, thị trường băng rộng Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển

bùng nổ và còn nhiều tiềm năng. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có trên 1 triệu thuê bao. Đây chính là nguồn khách hàng lớn của IPTV. Bên cạnh đó, việc triển khai các công nghệ hữu tuyến xDSL/PON và công nghệ vô tuyến băng thông rộng (Wifi, Wimax, CDMA…) của các nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ và đảm bảo cho sự thành công của IPTV.

Nắm bắt được những lợi thế này, hầu hết các “anh cả” trong làng viễn thông, truyền thông đã tập trung đầu tư phát triển dịch vụ IPTV. Chỉ trong mấy năm, diện mạo IPTV ở Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng. Sự xuất hiện của IPTV như luồng gió mới thổi vào thị trường giải trí truyền hình hiện nay, vốn mang tính thụ động và chưa đặt yếu tố người dùng làm trọng tâm.

Tháng 3/2006, sau một năm thử nghiệm, FPT Telecom chính thức cung cấp và khai thác dịch vụ IPTV trên hệ thống mạng băng rộng ADSL/ADSL 2+ với tên gọi iTV. Đây là dịch vụ IPTV đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Hiện nay, ngoài iTV còn có hai nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn tại Việt Nam là Công ty viễn thông số VTC Digicom phối hợp với VNPT cung cấp SaigonTV tại TP.Hồ Chí Minh, Sông LamTV tại Nghệ An, Sông Hàn TV tại Đà Nẵng, Lam Sơn TV tại Thanh Hóa…; VNPT cũng cung cấp riêng dịch vụ IPTV với tên gọi là MyTV.

Để sử dụng IPTV, người dùng cần đăng kí đường truyền internet và hộp giải mã của nhà cung cấp dịch vụ, giá cước IPTV dao động khoảng 35000 tới 150000 đồng/tháng tùy loại hình dịch vụ. Ngoài các kênh truyền hình quảng bá, mỗi nhà cung cấp đều có thêm những chương trình tương tác riêng nhằm thu hút người dùng. MyTV có các gói dịch vụ giá rẻ chỉ với 35.000 đồng/ tháng với 28 kênh truyền hình và các dịch vụ; gói 50.000 đồng/tháng thêm bốn kênh HD… IPTV của VTC Digicom cũng cung cấp gần 100 kênh truyền hình, trong đó có tới 30 kênh HD… Có thể nói, IPTV Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi cũng như đà đẩy để phát triển một cách mạnh mẽ…

Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm để cạnh tranh với truyền hình truyền thống hiện nay nhưng IPTV vẫn không tránh khỏi những khó khăn trước mắt để ngay lập tức có thể vươn lên vị trí thống lĩnh thị trường dịch vụ truyền hình Việt Nam.Trước hết là khó khăn xuất phát từ nhu cầu người sử dụng. Đang quen xem truyền hình tự nhiên như hít thở không khí, bỗng nhiên giờ lại phải móc ví trả tiền hàng tháng xem ra cũng không mấy dễ dàng đối với đại đa số người dân.

Bên cạnh đó, truyền hình IPTV có đặc điểm là chất lượng phụ thuộc hoàn toàn vào đường truyền internet. Trong khi chất lượng đường truyền internet tại Việt Nam còn

chưa cao dù thường xuyên được nâng cấp. Đặc biệt, hầu hết khi lắp đặt cho gia đình sử dụng, người dân chỉ chọn gói cước có tốc độ đường truyền thấp, nên khi xem IPTV chất lượng thường không tốt, hình ảnh dễ bị đứng.

Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ IPTV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp nội dung để có thể sản xuất được nhiều chương trình phong phú…

Cho đến nay, lợi nhuận trung bình các nhà cung cấp IPTV Việt Nam thu về còn khá khiêm tốn so với tiềm năng thực sự. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng: để IPTV có thể tìm kiếm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường dịch vụ truyền hình thì vẫn cần có vai trò của một “Tổng kiến trúc sư trưởng” có khả năng thống lĩnh các sứ quân…

3.1.3. Khả năng nhu cầu của thị trường.

Để đánh giá nhu cầu của thị trường (khách hàng) đối với dịch vụ IPTV, nhà cung cấp nội dung VASC đã tổ chức một cuộc thăm dò nhu cầu tại 04 thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Mục tiêu của cuộc thăm dò nhằm nghiên cứu thị trường trên các mặt: tìm hiểu thói quen giải trí các loại của công chúng; tìm hiểu mức độ chấp nhận của công chúng đối với dịch vụ truyền hình trực tuyến, video theo yêu cầu và các các dịch vụ giá trị gia tăng của IPTV: ý tưởng, giá cả; dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV; phân tích dữ liệu thu được nhằm đề xuất các định hướng kinh doanh cho dịch vụ.

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung khảo sát các đối tượng là các cá nhân trong độ tuổi 18 - 50 có quan tâm đến dịch vụ giải trí truyền hình và biết sử dụng internet trên cả nước, riêng đối tượng được phỏng vấn trực tiếp chỉ giới hạn ở 4 địa bàn tiêu biểu là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng. Số lượng khảo sát trực tiếp được phân bổ ở từng địa bàn như sau: thành phố Hà Nội 301 mẫu; thành phố Hồ Chí Minh 301 mẫu; thành phố Đà Nẵng 209 mẫu; thành phố Hải Phòng 200 mẫu

Kết quả thăm dò nhu cầu thị trường: Xã hội càng phát triển, nhu cầu giải trí của người dân càng cao. Hầu hết các gia đình đều đã có TV và đầu đĩa DVD, VCD, CD. Thói quen xem TV/phim, nghe nhạc tại nhà chiếm phần lớn thời gian giải trí. Tại 4 thành phố được khảo sát, gần 1/3 người dân có nhu cầu truy cập Internet và khoảng 1/8 dân chúng có thói quen xem phim tại rạp và chơi video game. Một nửa đối tượng khảo sát có đăng ký sử dụng truyền hình cáp/kỹ thuật số cho thấy người dân rất hứng thú với các loại hình dịch vụ giải trí truyền hình, đặc biệt là hình thức dịch vụ Tivi có trả tiền. Thị phần của các nhà cung cấp dịch vụ là khác nhau, nhưng xét một cách tổng thể thì

các nhà cung cấp dịch vụ TH cáp/KTS đã đáp ứng được hơn 70% nhu cầu giải trí truyền hình của khách hàng. Gần một nửa khách hàng hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ nhờ sự đa dạng về các kênh và chương trình truyền hình, 1/4 còn lại hài lòng về chất lượng nội dung chương trình. Trong khi đó có khoảng 1/3 khách hàng mong đợi có thêm nhiều kênh truyền hình, thuyết minh và phụ đề tiếng Việt. Chi phí cho dịch vụ giải trí truyền hình hiện tại vào khoảng 46.000 đồng. Mức chi thấp nhất là TP. Đà Nẵng gần 26.500đ, và cao nhất là Hải Phòng, 69.000đ. Cảm nhận về dịch vụ IPTV: Ý tưởng cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet (IPTV), video theo yêu cầu (VoD) và các dịch vụ cộng thêm của IPTV (như: truy cập Internet và email trên Tivi, điện thoại hiển thị hình ảnh và điện thoại VoIP, chức năng ghi chương trình, chơi game) được đông đảo khách hàng quan tâm. Tại Đà Nẵng, 90% người được hỏi đều thú vị với dịch vụ này. Kế đến là TP.HCM và Hải Phòng với 81% và 80%, cuối cùng là Hà Nội với chỉ hơn 54%.

Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV: Khả năng đăng ký sử dụng dịch vụ IPTV tại Hải Phòng không cao, chưa tới 1/4 khách hàng nghĩ sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ này trong vòng 1 năm tới. Hà Nội có khoảng 43%, Đà Nẵng gần 50% và thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp Khả năng phát triển của IPTV và một số giải pháp công nghệ IPTV phổ biến trên mạng viễn thông Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 62)

w