- Đã kiến nghị mô hình xác định hệ số sức kháng cọc khoan nhồi móng mố trụ cầu trên cơ sở đặc trưng thống kê của tỷ số (biến gộp, λ) giữa giá trị thực đo và giá trị dự tính của sức kháng đỡ dọc trục cọc khoan nhồi với việc ứng dụng lý thuyết xác suất thống kê và lý thuyết độ tin cậy;
- Đã phân tích và lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến sức kháng đỡ dọc trục cọc khoan nhồi mố trụ cầu cho nền đất hỗn hợp dính và rời, thi công cọc theo phương pháp ướt (vữa sét) ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, thông qua việc xác định đặc trưng thống kê của biến gộp sức kháng (λR) cho bốn phương pháp:
+ Phương pháp Resee&O’Neill (1988), 22TCN272-05: Tuân theo luật phân phối loga, giá trị trung bình,λR=1,067; độ lệch chuẩn, σλR = 0,302 và hệ số biến thiến, VλR =0,283;
+ Phương pháp O’Neill&Resee (1999), AASHTO LRFD 2012: Phân phối loga, λR=1,155; σλR = 0,356 và VλR =0,308;
+ Phương pháp của Nga trong tiêu chuẩn TCXDVN 205-98: Phân phối loga, λR=1,215; σλR = 0,270 và VλR =0,222;
+ Phương pháp của Nhật, JRA 2002 JSHB_Part IV: Phân phối loga,
R
λ =1,203; σλR= 0,343 và VλR =0,285.
- Kiến nghị hệ số sức kháng chung (ϕ) dọc trục cọc khoan nhồi móng mố trụ cầu theo điều kiện cường độ đất nền cho loại đất hỗn hợp dính và rời, thi công cọc theo phương pháp ướt (vữa sét) ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh cho bốn phương pháp như sau:
+ Phương pháp Resee&O’Neill (1988), 22TCN272-05: ϕ =0,54; + Phương pháp O’Neill&Resee (1999), AASHTO LRFD 2012: ϕ =0,53; + Phương pháp của Nga trong TCXDVN 205-98: ϕ =0,73;
+ Phương pháp của Nhật, JRA 2002 JSHB_Part IV: ϕ =0,61.