Trung Quố c:

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 32 - 36)

(Theo Đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 023/2007/QĐ-BTM)

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3,2 tỉ USD, tăng 5,6% so với năm trước. Dự kiến, xuất khẩu năm 2008 đạt 4 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2007. Thị trường này hiện chiếm khoảng 6,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Các mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này gồm: thuỷ sản, rau quả nhiệt đới, hạt điều, gạo, sắn lát và tinh bột sắn, dây cáp điện… Riêng đối với mặt hàng đồ gỗ, dù Trung Quốc là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới nhưng vẫn cần nhập khẩu nhiều loại đồ gỗ giả cổ.

c. Nhật Bản :

Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam; ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam... đang được người Nhật ngày càng ưa chuộng. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 5,7 tỉ USD, tăng 9,6% so với năm 2006. Thị trường khu vực này hiện chiếm khoảng 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với việc triển khai thực hiện giai đoạn 3 của “Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản” nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời triển khai ký kết Hiệp định Việt Nam + Nhật Bản, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2008 sẽ gặp thuận lợi hơn. Dự kiến, xuất khẩu năm 2008 đạt 6,5 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2007. - Dệt may: Trong thời gian tới, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, thay thế hàng nhập khẩu, thực hiện công tác R&D ngay tại Việt Nam để sản xuất hàng dệt may có giá trị gia tăng cao cũng như tận dụng các ưu đãi về thuế sau khi Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nhật được ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật. Mục tiêu phấn đấu năm 2008 là tăng kim ngạch 20%, đạt 810 triệu USD.

- Giày dép: Tương tự như mặt hàng dệt may, các sản phẩm giày dép của ta đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào Nhật Bản nhưng thị phần còn rất khiêm tốn. Hiện nay ta xuất chủ yếu là giày thể thao vào Nhật Bản. Mục tiêu phấn đấu năm 2008 là đạt kim ngạch 140 triệu USD, tăng 25% so với năm 2007.

- Thủy sản: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản năm 2007 đạt 700 triệu USD, tăng 8% so với năm 2006. Các mặt hàng thuỷ sản trọng điểm xuất khẩu sang Nhật là tôm, mực, bạch tuộc đông lạnh và cá ngừ đại dương. Mục tiêu phấn đấu năm 2008 là đạt kim ngạch xuất khẩu 800 triệu USD, tăng 15% so với năm 2007.

- Các mặt hàng chế tạo (chủ yếu là dây điện và dây cáp điện, máy tính và linh kiện, sản phẩm nhựa): Việc triển khai tốt Chương trình hành động của Sáng kiến chung Việt – Nhật sẽ giúp doanh nghiệp FDI Nhật đầu tư mạnh vào sản xuất các mặt hàng này tại Việt Nam và khuyến khích họ tăng cường xuất khẩu trở lại Nhật. Xuất khẩu các mặt hàng này vào Nhật Bản năm 2007 đạt kim ngạch 940 triệu USD. Dự kiến kim ngạch năm 2008 sẽ tăng 27%, đạt khoảng 1,2 tỷ USD.

- Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ: Nhu cầu về mặt hàng này của Nhật Bản vẫn lớn nhưng thị phần của Việt Nam rất nhỏ. Trong mấy năm gần đây đang có xu hướng chậm lại do thị hiếu của người tiêu dùng đang thay đổi. Xuất khẩu sản phẩm gỗ và TCMN vào Nhật Bản năm 2007 đạt kim ngạch 340 triệu USD, tăng 23% so với năm 2006. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của ta sang Nhật năm 2008 tăng 25%, đạt 430 triệu USD.

d. Hoa kỳ:

Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa kỳ năm 2007 đạt 10,2 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2006, trong đó kim ngạch hàng dệt may đạt 4,4 tỷ USD. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng vào Hoa kỳ đã tăng mạnh do kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào Hoa kỳ tăng mạnh như dệt may, thủy sản, sản phẩm gỗ, cà phê...

Theo dự báo của IMF, kinh tế Hoa kỳ năm 2008 tăng trưởng ở mức 1,8-2,5%, thấp hơn so với năm 2007. Mục tiêu xuất khẩu vào Hoa kỳ năm 2008 là phấn đấu đạt kim ngạch 13,1 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2007. Định hướng đối với một số mặt hàng chủ lực như sau :

- Dệt may: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa kỳ năm 2008 đạt 5,4 tỷ USD, tăng 25,6% so với năm 2007. Thách thức chủ yếu đối với hàng của ta vào thị trường này là cơ chế giám sát của Hoa Kỳ vẫn được duy trì cho đến hết năm 2008.

- Giày dép : Kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Hoa kỳ năm 2007 đạt 900 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường Hoa kỳ (nhập khẩu giày dép của Hoa kỳ vào khoảng 17-18 tỷ USD/năm, chiếm 1/3 dung lượng thị trường thế giới). Mục tiêu cần phấn đấu năm 2008 là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với 2007.

- Sản phẩm gỗ : Đây là sản phẩm có nhiều tiềm năng phát triển và gia tăng kim ngạch. Với lợi thế về tay nghề cao và chi phí lao động rẻ, ta hoàn toàn có thể phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa kỳ nói riêng nếu tổ chức tốt việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Hoa kỳ năm 2007 đạt 930 triệu USD, tăng 25% so với năm 2006. Mục tiêu phấn đấu đối với thị trường Hoa kỳ là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD vào năm 2008, tăng 23,6 % so với năm 2007.

- Thuỷ sản: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào Hoa kỳ năm 2007 đạt 740 triệu USD, tăng 11% so với năm 2006. Dự kiến xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa kỳ năm 2008 đạt 850 triệu USD, tăng 14,9 % so với năm 2007.

- Cà phê : Hoa kỳ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Năm 2007, ta xuất vào Hoa kỳ khoảng 130 ngàn tấn, đạt kim ngạch khoảng 200 triệu USD. Năm 2008, dự kiến lượng xuất khẩu vào Hoa kỳ khoảng 120-125 ngàn tấn do sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vụ tới có thể giảm với kim ngạch đạt 192-200 triệu USD.

- Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù: Đây là mặt hàng mới và còn nhiều tiềm năng xuất khẩu vào Hoa kỳ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 200 triệu USD. Dự kiến xuất khẩu năm 2008 đạt 270 triệu USD, tăng 31 % so với năm 2007.

e. EU :

Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào EU năm 2008 dự kiến đạt 10,4 tỷ USD, tăng 23,5% so với năm 2007.

- Về thị trường: Tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch lớn, cụ thể là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường "mới" của EU.

- Về mặt hàng: Bên cạnh những mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường như dệt may, giày dép, nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ .., cần phát triển các mặt hàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch như sản phẩm cơ khí, chế tạo (gia công), linh kiện vi tính và điện tử.

Định hướng đối với một số mặt hàng cụ thể như sau:

- Dệt may: Năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt nam sang thị trường này. Việt Nam và các nước dệt may khác sẽ phải cạnh tranh gay gắt với ngành dệt may Trung Quốc là nước có sức cạnh tranh cao, chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hóa. Năm 2008, dự kiến kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 1,65 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2007.

- Giày dép: EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới sau Hoa kỳ. Xuất khẩu giày dép vào EU đã tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt 2,1 tỷ USD năm 2007, tăng 8% so với năm 2006. Tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng nhìn chung xuất khẩu của ta còn có nhiều hạn chế như: nhiều nguyên liệu đầu vào của ngành da giày phải nhập khẩu từ bên ngoài, khâu tiêu thụ còn phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên doanh, khâu nghiên cứu thị hiếu thị trường, thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới còn yếu. Mục tiêu dự kiến năm 2008 đối với thị trường EU là đạt kim ngạch 2,7 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2007.

- Cà phê: EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong xuất khẩu của ta. Kim ngạch xuất khẩu vào EU năm 2008 dự kiến đạt 820 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm.

- Thuỷ sản: EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới. Hàng năm kim ngạch nhập khẩu khoảng 34 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU năm 2007 đạt 920 triệu USD, tăng 27% so với năm 2006. Dự kiến xuất khẩu năm 2008 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2007. - Sản phẩm gỗ là mặt hàng có tiềm năng phát triển do EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới. Nhìn chung, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có tiến bộ đáng kể, có thể đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt khe của khách hàng EU về chất lượng và quy cách. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU năm 2007 đạt khoảng 600 triệu USD. Đồ gỗ của ta đã thâm nhập được vào hầu hết các nước EU trong đó những nước nhập khẩu chính là Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch. Mục tiêu đạt kim ngạch 780 triệu USD vào năm 2008, tăng 30% so với năm 2007.

Chương III: Các gỉai pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoach xuất khẩu năm 2008

Để thực hiện thành công kế hoạch xuất khẩu năm 2008, cần phải triển khai thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ nhiều chính sách, biện pháp. Trong đó, đòi hỏi sự nỗ lực từ phía cả các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức nghề nghiệp khác trong xã hội. Ngoài các giải pháp đã được nêu ra đối với từng mặt hàng, ngành hàng, một số giải pháp chung, tổng hợp cần được xem xét triển khai bổ trợ cho kế hoạch xuất khẩu năm 2008 cụ thể:

Một phần của tài liệu Các giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu năm 2008 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w