Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế II CHUẨN BỊ:

Một phần của tài liệu giáo án vật lí 9 ki I rất hay (Trang 29 - 34)

II. CHUẨN BỊ:

Nhóm HS : 1 nguồn điện – 1 công tắc – 9 dây nối – 1 ampe kế - 1 vôn kế - 1 bóng đèn pin 2,5V-1W – 1 quạt điện nhỏ - 1 biến trở 20Ω-2A

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HỌC SINH GIÁO VIÊN

Hoạt động 1: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành, trả lời câu hỏi về cơ sở lí thuyết của bài thực hành (8 phút)

- Làm việc với cả lớp để kiểm tra phần chuẩn bị lí thuyết của HS cho bài thực hành yêu cầu HS trả lời các câu hỏi nêu ra ở phần 1 của mẫu báo cáo và hoàn chỉnh câu trả lời cần có. - Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo theo mẫu SGK của HS.

Hoạt động 2 : Thực hành xác định công suất của bóng đèn (16 phút)

a) Từng nhóm HS thảo luận để nêu cách tiến hành TN để xác định công suất của bóng đèn.

b) Từng nhóm HS thực hiện các bước như đã hướng dẫn trong mục 1 phần II SGK.

- Đề nghị một số HS đại diện nhóm nêu cách tiến hành TN xác định công suất của bóng đèn.

- Kiểm tra, hướng dẫn các nhóm mắc đúng vôn kế và ampe kế cũng như việc điều chỉnh biến trở để hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn đúng như yêu cầu ghi ở bảng 1 của mẫu báo cáo.

Hoạt động 3 : Xác định công suất của quạt điện (16 phút)

Từng nhóm HS thực hiện các bước như đã hướng dẫn trong mục 2 phần II SGK.

- Kiểm tra, hướng dẫn các nhóm mắc đúng vôn kế và ampe kế cũng như việc điều chỉnh biến trở để hiệu điện thế đặt vào hai đầu quạt điện đúng như yêu cầu ghi ở bảng 2 của mẫu báo cáo.

Hoạt động 4 : Hoàn chỉnh toàn bộ báo cáo thực hành để nộp cho GV( phút)

Nhận xét ý thức, thái độ và tác phong làm việc của các nhóm. Tuyên dương các nhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt.

Tiết 16 ĐỊNH LUẬT JUN – LEN XƠ I.MỤC TIÊU:

- Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện : Khi có dòng điện chạy qua một vật dẫn

thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng chuyển hoá thành điện năng.

- Phát biểu được định luật Jun – Len xơ và vận dụng được định luật này để giải các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng điện.

II. CHUẨN BỊ:

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HỌC SINH GIÁO VIÊN

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng (5 phút)

a) Kể tên một vài dụng cụ hay thiết bị biến đổi một phần điện năng thành nhiệt năng.

b) Kể tên một vài dụng cụ hay thiết bị biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.

- Cho HS quan sát trực tiếp hoặc giới thiệu hình vẽ các thiết bị hay dụng cụ sau : bóng đèn dây tóc, đèn của bút thử điện, đèn LED, nồi cơm điện, bàn là, ấm điện, mỏ hàn điện, máy sấy tóc, quạt điện máy bơm nước, máy khoan điện.

- Thiết bị nào kể trên thiết bị nào biến đổi điện năng đồng thời thành nhiệt năng và năng lượng ánh sáng. Đồng thời thành nhiệt năng và cơ năng.

- Trong các dụng cụ hay thiết bị trên, dụng cụ hay thiết bị nào biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng.

Hoạt động 2 : Xây dựng hệ thức của định luật Jun – Len xơ (8 phút)

a) b) c) d)

- Xét trương hợp điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn điện trở R khi có dòng điện có cường độ I chạy qua trong thời gian t được tính bằng công thức nào ?

- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ theo I, U, t và áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

Hoạt động 3:Xử lý kết quả TN kiểm tra hệ thức biểu thị định luật Jun-Len xơ (15 phút)

a) Đọc mô tả TN hình 16.1 SGK và các dữ kiện đã thu được từ TN kiểm tra.

b) Làm C1. c) Làm C2. d) Làm C3.

- Đề nghị HS nghiên cứu SGK.

- Tính điện năng A theo công thức đã viết trên đây.

- Viết công thức và tính nhiệt lượng Q1 nước nhận được, nhiệt lượng Q2 bình nhôm nhận được để đun sôi nước.

- Từ đó tính nhiệt lượng Q =Q1 + Q2 nước và bình nhôm nhận được khi đó và so sánh Q với A.

Hoạt động 4 : Phát biểu định luật Jun-Len xơ (4 phút)

- Thông báo mối quan hệ mà định luật Jun- Len xơ đề cập tới và đề nghị HS phát biểu 30

định luật này.

- Đề nghị HS nêu tên đơn vị của mỗi đại lượng có mặt trong công thức của định luật trên.

Hoạt động 5 : Vận dụng định luật Jun-Len xơ (8 phút)

a) Làm C4.

b) Làm C5. - Từ hệ thức của định luật Jun-Len xơ, hãysuy luận xem nhiệt lượng toả ra ở dây tóc bóng đèn và ở các dây nối khác nhau do yếu tố nào. Từ đó tìm câu trả lời C4.

- Viết công thức và tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho theo khối lượng nước, nhiệt dung riêng và độ tăng nhiệt độ.

- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ trong thời gian t để toả ra nhiệt lượng cần cung cấp trên đây.

- Từ đó tính thời gian cần dùng để đun sôi nước.

Tiết 17 BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN-LEN XƠ I.MỤC TIÊU:

- Vận dụng định luật Jun-Len xơ để giải được các bài tập về tác dụng nhiệt của dòng

điện.

II. CHUẨN BỊ:

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HỌC SINH GIÁO VIÊN

Hoạt động 1: Giải bài 1 (15 phút)

Mỗi HS tự lực giải từng phần của bài tập. a) Giải phần a.

b) Giải phần b. c) Giải phần c.

* Nếu HS có khó khăn thì đề nghị tham khảo các gợi ý trong SGK. Nếu vẫn còn khó khăn thì GV gợi ý như sau :

- Viết công thức và tính nhiệt lượng mà bếp đã toả ra trong thời gian t = 1s.

- Tính nhiệt lượng Qtp mà bếp toả ra trong thời gian 20 phút.

- Viết công thức và tính nhiệt lượng Q1 cần phải cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho. - Từ đó tính hiệu suất của bếp H = Q1/Qtp. - Viết công thức và tính điện năng mà bếp tiêu thụ trong thời gian t = 30 ngày theo đơn vị kWh.

- Tính tiền điện T phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ trên.

Hoạt động 2 : Giải bài 2 (15 phút)

Mỗi Hs tự lực giải từng phần của bài tập. a) Giải phần a.

b) Giải phần b. c) Giải phần c.

* Nếu HS có khó khăn thì đề nghị tham khảo các gợi ý trong SGK. Nếu vẫn còn khó khăn thì GV gợi ý như sau :

- Viết công thức và tính nhiệt lượng Q1 cần cung cấp để đun sôi lượng nước đã cho.

- Viết công thức và tính nhiệt lượng Qtp mà ấm điện toả ra theo hiệu suất H và Q1.

- Viết công thức và tính thời gian đun sôi nước theo Qtp và công suất P của ấm.

Hoạt động 3 : Giải bài 3 (15 phút)

Mỗi Hs tự lực giải từng phần của bài tập. a) Giải phần a.

b) Giải phần b. c) Giải phần c.

* Nếu HS có khó khăn thì đề nghị tham khảo các gợi ý trong SGK. Nếu vẫn còn khó khăn thì GV gợi ý như sau :

- Viết công thức và tính điện trở của đường dây dẫn theo chiều dài, tiết diện và điện trở suất.

- Viết công thức và tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn theo công suất và hiệu điện thế.

- Viết công thức và tính nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn trong thời gian đã cho theo đơn vị kWh.

Tiết 18 ÔN TẬP I.MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu giáo án vật lí 9 ki I rất hay (Trang 29 - 34)