Thư tín dụng tuần hoàn ( Revoling L/C)

Một phần của tài liệu BAI GIANG TTQT (Trang 61 - 62)

IV. ĐIỀU KIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

f.Thư tín dụng tuần hoàn ( Revoling L/C)

Là loại L/C không thể huỷ bỏ sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ thế nó tuần hoàn cho đến khi hết tổng giá trị của hợp đồng.

Ví dụ: Một hợp đồng ngoại thương 100.000 MT gạo trị giá 18.000.000 USD, thực hiện trong 12 tháng. Để tránh ứ đọng vốn cho người nhập khẩu do phải mở L/C có giá trị lớn, thời hạn dài, hai bên có thể kí hợp đồng thống nhất để người nhập khẩu một L/C trị giá 3.000.000 USD thời gian hiệu lực là 2 tháng với điều kiện tuần hoàn 6 lần trong năm.

L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và trị giá tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào lần tuần hoàn kế tiếp hay không, nếu cho phép thì gọi là tuần hoàn tích luỹ, còn nếu không cho phép thì gọi là tuần hoàn không tích luỹ.

Có ba cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động và tuần hoàn hạn chế.

- Tuần hoàn tự động, tức là nó tự động có giá trị lại như cũ, không cần có

thông báo của ngân hàng mở L/C cho người xuất khẩu biết.

- Tuần hoàn hạn chế, tức là chỉ khi nào ngân hàng mở L/C thông báo cho

người xuất khẩu biết thì L/C kế tiếp mới có giá trị hiệu lực.

- Tuần hoàn bán tự động, tức là sau khi L/C trước sử dụng xong hoặc hết hạn

hiệu lực, nếu sau một vài ngày mà ngân hàng mở L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp và thông báo cho người hưởng lợi L/C, thì nó lại tự động có giá trị như cũ. L/C tuần hoàn thường được sử dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kì, khối lượng nhiều, thời gian dài, tổng giá trị hợp đồng lớn.

Một phần của tài liệu BAI GIANG TTQT (Trang 61 - 62)