Một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ” tại công ty xây dưng quảng ninh (Trang 76 - 84)

Qua quá trình hình thành và phát triển, công ty xây dựng Quảng Ninh là một doanh nghiệp lớn của ngành xây dựng và nó đã đạt được những thành tích nhất định. Cùng với sự phát triển của công ty, công tác kế toán ở phòng tài vụ cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu quản lý và hạch toán của công ty.

Qua một số nhận xét ở trên em xin có một số ý kiến sau:

* ý kiến 1: Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu :

- Phương pháp tính giá nhập: Khi mua nguyên vật liệu được hưởng chiết khấu công ty hạch toán vào nghiệp vụ làm giảm giá nguyên vật liệu như vậy không đúng với bản chất của nghiệp vụ và thông lệ kế toán. Đề nghị hạch toán theo đúng thông lệ của bộ tài chính với bút toán:

Nợ TK 111,112,331: Phần chiết khấu được hưởng Có TK 521: phần chiết khấu

- Phương pháp tính giá xuất: Công ty có nghiệp vụ nhập xuất liên tục và chủng loạinguyên vật liệu phong phú do vậy công ty nên tiến hành phương pháp giá hạch toán để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho. Giá hạch toán do công ty quy định và tương đối ổn định. Nó được sử dụng đêt ghi sổ kế toán hàng ngày chứ không có nghĩa trong việc thanh toán là giá tạm thời và chưa biết giá chính thức của nguyên vật liệu. Giá hạch toán công ty có thể lấy theo tháng trước hoặc giá của lần mua đầu tiên trong tháng.

Trị giá hạch toán = Số lượng NVL xuất kho x đơn giá hạch toán NVL xuất kho Đến cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán về giá thực tế theo hệ số giá của nguyên vật liệu.

Giá t.tế NVL + Giá t.tế NVL Tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Hệ số giá =

Giá hạch toán NVL + Giá hạch toán NVL Tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Trị giá thực tế = giá hạch toán NVL x hệ số giá NVL xuất dùng xuất kho

Khi áp dụng phương pháp này, công việc kế toán dàn đều trong cả kỳ, tránh việc dồn vào cuối kỳ, việc lập báo cáo kịp thời gian, đảm bảo tính cập nhật của thông tin kế toán.

* ý kiến 2: Về thủ tục chứng:

- Phương pháp giao nhận chứng từ: Công ty nên tiến hành lập phiếu giao nhận chứng từ và xác nhận quy kết trách nhiệm cho từng cá nhân có liên quan khi mất chứng từ. Phiếu giao nhận chứng từ được lập riêng cho từng loại, chứng từ nhập xuất và được lập vào thời điểm thủ kho giao chứng từ kế toán. Khi thủ kho giao cho kế toán thì thủ kho đính kèm theo phiếu giao nhận chứng từ với các phiếu nhập xuất tương ứng. Phiếu giao nhận chứng từ gồm 4 cột:

+ Cột 1: Ghi nhóm vật liệu + Cột 2: Ghi số lượng chứng từ + Cột 3: Ghi số hiệu của chứng từ

+ Cột 4: Ghi chu, ghi phần cần thiết nếu có khi sửa chữa

Khi giao nhận trên phiếu phải có đầy đủ chữ ký của thủ kho và của kế toán nhập phiếu.

Phiếu giao nhận chứng từ nhập

Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Ghi chú

Thủ kho( người giao) kế toán (người nhận)

Phiếu giao nhận chứng từ xuất

Thủ kho (người giao) kế toán (người nhận)

* ý kiến 3: Về khoản trích lập dự phòng

- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Việc theo dõi và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là hết sức cần thiết đối với công ty nên sử dụng TK 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. TK này dùng để phản ánh các nghiệp vụ lập xử lý và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho công ty nhằm hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân bên ngoài tác động vào: Giảm giá vật tư, hàng hóa khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, công ty phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau đây:

+ Việc lập dự phòng chỉ tiến hành vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Trên cơ sở các bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của từng đối tượng cụ thể, kế toán sẽ xác định số dự phòng giảm giá cần lập cho niên độ sau với điều kiện số dự phòng không được vượt quá số lợi nhuận thực tế của công ty đạt được.

+ Dự phòng giảm giá chỉ được tính cho khối lượng hàng tồn kho thực tế phát sinh tại thời điểm lập dự phòng(kể cả hàng đang đi đường và hàng gửi bán)

+ Mức lập dự phòng giảm giá vật tư tồn kho được xác định theo công thức sau:

số lượngvật tư tồn kho chênh lệch Mức dự phòng = bị giảm giá tại thời điểm lập x giảm giá vật

báo cáo tài chính năm tư tồn kho trong đó:

giá trị ghi giá trị của vật tư tồn Chênh lệch giảm = sổ của vật tư - tồn kho tại thời điểm

tồn kho lập báo cáo TC năm

Cuối niên độ kế toán , kế toán xác định dự phòng cần trích lập cho năm tiếp theo, so sánh với số dư hiện có của TK 159 để xác định số dự phòng cần trích bổ sung hoặc hoàn nhập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu số dự phòng cần trích lập cho năm sau lớn hơn số đã trích lập dự phòng(số dư hiện có của TK 159), kế toán trích lập dự phòng bổ sung bằng bút toán:

Nợ TK 632

Có Tk 159 : số dự phòng trích lập bổ sung

Nếu số dự phòng cần trích lập cho năm sau lớn hơn mức đã trích lập dự phòng, kế toán hoàn nhập số chênh lệch bằng bút toán;

Nợ TK 159

Có TK 632 : số dự phòng được hoàn nhập

Như vậy việc lập dự phòng giảm giá khá đơn giản. Việc lập và theo dõi dự phòng giảm giá hàng tồn kho bảng cân đối kế toán của công ty phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản, dự phòng giảm giá giúp cho kế toán tuân thủ nguyên tắc thận trọng, lợi nhuận của công ty là chắc chắn hơn.

* Một số vấn đề khác:

- Về định mức nguyên vật liệu: Công ty căn cứ vào việc so sánh định mức sử dụng năm nay với năm trước và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để tự điều chỉnh về định mức sử dụng nguyên vật liệu cho phù hợp.

- Về nhân sự : Nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của công tác quản lý về kế toán. Vì vậy công ty cần có chiến lược đào tạo hợp lý để phục vụ cho việc phát triển lâu dài và vững mạnh của công ty.

+ Đối với những nhân viên hiện nay đang công tác cần xem xét từng trường hợp cụ thể và đưa ra chương trình đào tạo thích hợp không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn đào tạo thêm kiến thức về kinh doanh trong cơ chế thị trường.

+ Có những chính sách đãi ngộ, ưu đãi cán bộ công nhân viên học hỏi. Nghiên cứu sáng tạo.. phục vụ tôt hơn cho công ty.

+ Có chế độ tuyển dụng mới đối với những người bắt đầu công việc. Phát hiện những người có triển vọng đào tạo chuyên môn sâu để tương lai trở thành cán bộ đắc lực cho công ty.

- Sử dụng vi tính trong công tác kế toán: Việc ứng dụng phần mềm tin học kế toán giúp cho khối lượng của công việc kế toán được giảm đi rất nhiều, kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên do tốc độ phát triển của tin học hiện nay các nhà quản lý chú trọng đến công tác đầu tư vốn để đổi mới hệ thống máy tính, cài đặt chương trình phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nứa yêu cầu trong quản lý.

- Việc lập sổ danh điểm vật tư: Do yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, chủng loại nguyên vật liệu của công ty nhiều nên việc lập sổ danh điểm vật tư là cần thiết. Sổ danh điểm vật tư xây dựng trên cơ sở số liệu của vật tư, nhóm vật tư, chủng loại nguyên vật liệu được chia thành từng nhóm, mỗi nhóm được mã hóa theo số hiệu riêng.

Cách mã hóa danh điểm vật tư phổ biến là kết hợp giữa số hiệu tài khoản và việc phân chia cho mỗi loại được đánh số liên tục theo quy ước của loại đó giữa các nhóm, sổ danh điểm vật tư được mở thống nhất trong phạm vi công ty nhằm đảm bảo cho các bộ phận công ty phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác quản lý nguyên vật liệu, đối chiếu kiểm tra một cách nhanh hơn và chính xác hơn.

Bảng danh điểm nguyên vật liệu

Mã Tên hàng(VLC) đơn vị tính Mã Tên hàng(vlp) đơn vị tính 011 Gạch đặc 110 Đinh 012 Gạch 2 lỗ 111 Dây thép 013 Gạch 6 lỗ 112 Phụ gia 014 Gạch men kính 015 Gạch ốp tường 016 Gạch cách nhiệt 121 Côpha 122 Xà gồ 021 Sắt gai 123 Cọc chống 022 Sắt tròn 124 Bột màu 023 Sắt vuông ..

031 Cát đen 032 Cát vàng 041 Sỏi 042 đá 061 Vôi 062 Gỗ 071 Xi măng đen 072 Xi măng Bỉm Sơn

* ý kiến 4: Đối với công ty ;

- Khi thực hiện các công trình thi công với thời gian dài nên tổ chức đầu thầu để tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu cho phù hợp.

- Thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu một cách ổn định đủ về số lượng, đúng chất lượng, đúng tiến độ thi công.

- Tìm mua nguyên vật liệu mới , giá cả hợp lý, hiệu quả sử dụng cao phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

- Xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng cho các cán bộ công nhân viêntìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Khen thưởng các xí nghiệp, đội có ý thức tiết kiệm bảo quản nguyên vật liệu.

* ý kiến 5: Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Công ty áp dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu nhưng nên chăng công ty nên hạch toán theo phương pháp thẻ song song.

Với phương pháp này, tuy khối lượng ghi chép lớn nhưng việc ghi sổ thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép và quản lý.

Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra:

Kết luận

Công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng vì trong các khâu sản xuất thành phần chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu nên kế toán nguyên vật liệu là một trong những yếu tố để tính đúng, tính đủ các loại nguyên vật liệu nhập xuất, điều đó còn giúp cho doanh nghiệp quản lý được chặt chẽ một phần tài sản lưu động của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận cao, đảm bảo cho đời sống của cán bộ công nhân viên. Để đạt được điều này doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán để nhằm giảm bớt chi phí lãng phí không cần thiết.

Chứng từ gốc phiếu nhập phiếu xuất Thẻ kho Sổ thẻ chi tiết vật Bảng tổng hợp N - X -T

Sau một thời gian thực tập tại công ty xây dựng Quảng Ninh, kết hợp với kiến thức đã học ở trường em đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập với đề tài “ tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Quảng Ninh”.

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ” tại công ty xây dưng quảng ninh (Trang 76 - 84)