Hàm đặt màu chữ (textcolor)

Một phần của tài liệu chuong 1-3 docx (Trang 26 - 28)

Cú pháp: void textcolor (int newcolor)

Chức năng: lựa chọn màu ký tự mới newcolor, trong đó newcolor là một

biểu thức số nguyên có giá trị từ 0 đến 15 tương ứng với một trong các hằng số màu của bảng màu văn bàn.

Ví dụ: textcolor (4);

Tương đương với textcolor (RED);

3. Bài tập:

Bài tập 1: Viết chương trình nhập vào số dặm, sau đó đổi ra số km và ngược lại.(10000 km

= 5400 dặm)

Bài tập 2: Viết chương trình nhập vào a, b, c. Tính diện tích của tam giác. Biết:

S=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)) với p= (a+b+c)/2.

Bài tập 3: Viết chương trình nhập từ bàn phím và sau đó xuất lên màn hình các thông tin

của một mặt hàng bao gồm: tên mặt hàng, khối lượng, đơn giá mã chất lượng, số lượng.

Bài tập 4: Viết chương trình nhập thông tin tiêu thụ điện của khách hàng gồm: tên khách

hàng (kiểu chuỗi), chỉ số củ (số nguyên), chỉ số mới (số nguyên), đơn giá (số nguyên) và xuất lên màn hình gồm tên khách hàng, tháng, số KWh tiêu thụ và số tiền phải trả.

Chương 4: CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN I. KHỐI LỆNH

Một dãy các khai báo cùng với các câu lệnh nằm trong cặp dấu ngoặc móc { và } được gọi là một khối lệnh.

Ví dụ 1: {

char ten[30];

printf(“\n Nhap vao ten cua ban:”); scanf(“%s”, ten);

printf(“\n Chao Ban %s”,ten); }

Ví dụ 2:

#include <stdio.h> #include<conio.h> int main ()

{ /*đây là đầu khối*/ char ten[50];

printf("Xin cho biet ten cua ban !"); scanf("%s",ten);

getch(); return 0;

} /*đây là cuối khối*/

Một khối lệnh có thể chứa bên trong nó nhiều khối lệnh khác gọi là khối lệnh lồng nhau. Sự lồng nhau của các khối lệnh là không hạn chế.

Minh họa: { … lệnh; { … lệnh; { … lệnh; } … lệnh; }

… lệnh; }

Một phần của tài liệu chuong 1-3 docx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w