Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình :

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng HSG 8 (Trang 53 - 54)

- Nét độc đáo của nghệ thuật truyện này là hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần

2. Sau cái phút băn khoăn bối rối ban đầu là một mối giao hoà tuyệt đẹp giữa người với trăng, giữa thi nhân với bạn tâm tình :

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Đây là một mối giao hoà thầm lặng mà thiết tha sâu lắng biết bao giữa Người và trăng. Rượu, hoa không có, chỉ có tấm lòng của đôi bạn tâm giao thu vào một chữ « ngắm » : họ nhìn nhau đăm đắm qua chấn song sắt nhà tù. Và chính tấm lòng của họ đã chiến thắng cái song sắt nhà tù thô bạo và ghê tởm kia. Tấm lòng ấy, sự chiến thắng ấy được thể hiện tài tình trong nghệ thuật đối rất sáng tạo của câu thơ chữ Hán :

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia

Ở đây có đối giữa hai câu trên, dưới theo luật thơ Đường (nhân hướng>< nguyệt tòng ; minh nguyệt>< thi gia) ; lại đối ở chữ đầu và cuối của mỗi câu thơ ( nhân- nguyệt , nguyệt - thi gia) khiến cho trăng và người quấn quýt với nhau trong một mối tâm giao tri kỉ. Kết cấu đó tạo một hiệu quả nghệ thuật riêng. Hai câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đó, giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra 2 từ « nhân », « ngắm » chưa cô đúc và nhất là chữ « nhòm » e chưa được nhã.

Hình thức và cấu trúc câu thơ chữ Hán đã thể hiện mối giao hoà đặc biệt giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ đã hiện rõ cảnh ngắm trăng trong tù ; hai đầu là Người và Trăng, giữa là song sắt nhà tù nổi lên thô bạo như chướng ngại vật ngăn cách. Song người đã thả hồn ra ngoài cửa sắt để ngắm trăng sáng, giao hoà với vầng trăng tự do đang toả mộng giữa trời và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Cả trăng và người đều chủ động tìm đến, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán làm nổi bật tình cảm song phương giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hoá đã khiến trăng trở nên như con người, có gương mặt, có linh hồn, có ánh mắt. Trăng trở thành người bạn tri âm tri kỉ của người tù khiến cho phút giao hoà thầm lặng ấy thêm thấm thía. Hai câu thơ của Bác cho thấy trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Không chỉ Người hướng tới cái đẹp của trăng mà mà trăng cũng phát hiện ra cái đẹp ở cõi Người, thấy ở người tù một nhà thơ. Phút giao cảm ấy khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù, cả cái song sắt nhà tù kia như biến mất, tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm, thăng hoa :tù nhân thoắt biến thi nhân. Không còn tù ngục, không còn tù nhân, chỉ có nhà thơ và vầng trăng tri kỉ. Hoàn cảnh là trói buộc, giam cầm, nhưng sức sống của con người là vô hạn. Bởi thế, « ngắm trăng » không chỉ là bài thơ nói lên lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác, mà còn cho thấy một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng HCM. Và trong chốn ngục tù, Người hướng đến ánh trăng sáng phải chăng cũng là hướng tới tự do như nỗi khát khao cháy bỏng của Người :

Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu

Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó. Đằng sau những câu thơ rất thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự

tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên ngục tù tàn bạo. Người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở.... của chế độ nhà tù khủng khiếp, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù để tâm hồn bay bổng, để tìm đến đối diện đàm tâm với vầng trăng tri kỉ, hướng tới cái đẹp, khát khao tự do. Bài thơ là sự minh hoạ sinh động cho hình tượng HCM- người khách tiên trong ngục, là một minh chứng sinh động cho câu thơ Bác viết ở ngoài bìa tập NNKTTT:

Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao.

*Tóm lại : chỉ là một bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng « Ngắm trăng » đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có đủ bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ đã cho thấy nét đặc sắc của thơ trữ tình HCM, vừa có màu sắc cổ điển (thể hiện ở đề tài « vọng nguyệt », ở thi liệu « rượu, hoa, trăng », cấu trúc đăng đối trong hai câu thơ sau ; đặc biệt nhất là hình ảnh của chủ thể trữ tình ung dung giao cảm đặc biệt với thiên nhiên) vừa mang hồn của thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía cuộc sống, vừa mang tinh thần thép vừa giản dị, hồn nhiên, vừa hàm súc.

===================

Viết đoạn : Nhận xét về ánh trăng trong thơ Bác Hồ

Trong thơ Bác, ánh trăng luôn luôn tràn đầy. Trăng đã đi vào thơ Bác ở nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau, từ những bài thơ viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch, trăng đã luôn là bạn, người bạn tri âm tri kỉ của Bác : « Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ »

Ở những bài thơ viết trong nước, ánh trăng càng thân thiết, gắn bó với Bác. Trăng thân mật với Người và « trăng vào cửa sổ đòi thơ. Việc quân đang bận xin chờ hôm sau » (Tin thắng trận). Trăng ôm trùm cảnh vật khiến cảnh rừng trở nên lung linh, huyền ảo, ấm áp, hoà hợp, quấn quýt :

« Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa » (Cảnh khuya).

Thuyền đi, trăng cũng như đi cùng : « Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo ». Trăng đầy ắp khoang thuyền theo Bác trở về sau khi đã bàn bạc việc quân :

Rằm xuân lồng lộng trăng soi ...trăng ngân đầy thuyền

(Rằm tháng giêng)

Trăng đã là cuộc sống, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của Bác. Ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm sâu sắc, làm cho cảm nghĩ của con người thêm thâm trầm, trong sáng. Có thể nói trong thơ Bác, ánh trăng luôn được trìu mến và trăng cũng góp phần làm nên vẻ đẹp của thơ Người.

Bài 2 : TỨC CẢNH PÁC BÓ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng HSG 8 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w