Chọn sơ đồ cung cấp điện

Một phần của tài liệu Đồ án: Thiết kế cung cấp điện pdf (Trang 31 - 35)

B. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN CHO NHÀ MÁY CƠ KHÍ

3.2.1. Chọn sơ đồ cung cấp điện

2

Ở đây nhà máy là hộ phụ tải loại 1 do đó để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện ta phải dùng 2 tuyến đường dây lấy từ 2 nguồn khác nhau với cấp điện áp là 35 KV. Bên trong nhà máy thường dùng 2 loại sơ đồ chình là: sơ đồ hình tia và sơ đồ phân nhánh, ngoài ra còn có thể kết hợp cả 2 sơ đồ thành sơ đồ hỗn hợp.

Chọn sơ đồ đi dây:

Sơ đồ hình tia, sơ đồ phân nhánh hay sơ đồ hỗn hợp mỗi loại sơ đồ đều có những ưu nhược điểm của nó và phạm vi sử dụng thuận lợi đối với từng nhà máy.

Căn cứ vào yêu cầu CCĐ của nhà máy ta chọn sơ đồ hình tia để cung cấp điện cho nhà máy. Sơ đồ hình tia có độ tin cậy CCĐ cao hơn, bảo vệ rơle làm việc dễ dàng không nhầm lẫn. Sơ đồ hình tia thuận tiện cho việc sửa chữa và dễ phân cấp bảo vệ, mặc dù vốn đầu tư có cao nhưng chi phí vận hành hàng năm lại nhỏ.

Xét đặc điểm của nhà máy là phụ tải phân bố không đều và không liền kề hơn nữa trong nhà máy các phân xưởng phân bố không có quy luật nhất định. Phụ tải của nhà máy là phụ tải loại 1 do đó ta chọn sơ đồ hình tia để cung cấp điện cho nhà máy.

2

3.2.2 - Chọn dung lượng và số lượng máy biến áp cho trạm biến áp nhà máy:

Để CCĐ cho các phân xưởng tôi dùng các MBA điện lực đặt ở các trạm biến áp phân xưởng biến đổi điện áp 35 KV của lưới thành cấp điện áp 0,4 KV cung cấp cho phân xưởng.

Các trạm BA đặt càng gần trung tâm phụ tải càng tốt để giảm tổn thất điện áp và tổn thất công suất. Trong 1 nhà máy nên chọn càng ít loại MBA càng tốt điều này thuận tiện cho việc vận hành và sửa chữa, thay thế và việc chọn thiết bị cao áp, thuận lợi cho việc mua sắm thiết bị.

2

Số lượng và dung lượng MBA trong trạm phải đảm bảo sao cho vốn đầu tư và chi phí vận hành hàng năm là nhỏ nhất đồng thời phù hợp với yêu cầu CCĐ của nhà máy.

Dựa vào những yêu cầu cơ bản trên, căn cứ vào sơ đồ mặt bằng nhà máy và phụ tải của các phân xưởng yêu cầu CCĐ với phụ tải tính toán của nhà máy cơ khí số 3 :

- SttNM = 2080 (KVA) , Nguồn cung cấp có cấp điện áp là 35 KV.

- Nhà máy thuộc hộ phụ tải loại I. Sau đây là một số phương án CCĐ.

a - Phương án 1:

Phương án này dùng 3 MBA có công suất Sđm= 750 KVA . MBA này do Việt

Nam sản xuất có cấp điện áp là 35/ 0,4 KV được đặt làm 1 trạm, phụ tải phân bố cho từng từng máy như trong bảng ( 2-3 ).

b - Phương án 2:

Phương án này dùng 4 MBA có công suất Sđm= 560 KVA có cấp điện áp là 35/ 0,4 KV

do Việt nam sản xuất được đặt làm 2 trạm, trạm 1 gồm 2 MBA trạm 2 gồm 2 MBA. Phụ tải của từng trạm ghi trong bảng (2-3).

Bảng 3 – 10 : Bảng tham số kỹ thuật của MBA do Việt Nam chế tạo chế tạo:

Loại Sđm KVA Uđm Tổn thất W ηđm % UN% i0 % Giá (đ) Cao Hạ ∆P0 ∆PN 750 35/0,4 750 35 0,4 4100 11900 97,91 6,5 6,5 19600 560 35/0,4 560 35 0,4 3300 9400 97,77 6,5 6,5 17600

Bảng 3 -11: Bảng các phương án cấp điện cho các Phân xưởng nhà máy

Phương án MBA Sđm CCĐ cho các phân xưởng ∑Sttpx

I 1 750

Cơ điện + Cơ khí 1 + Cơ khí 2 + Dụng

cụ + Kho sản phẩm 1. 703,16

2 750 Đúc thép + Đúc gang + Kiểm nghiệm +

Nhà hành chính 699,5

2

Rèn dập + Trạm bơm + Kho 2 ( vật tư).

II 1 560 Cơ điện + Đúc thép + Nhà hành chính 510,18

560 Cơ khí 1 + Kiểm nghiệm + Đúc gang +

Kho 1 ( sản phẩm) 505,9

3 560 Rèn dập + Dụng cụ + Lắp ráp + Kho 2 522,3

560 Nhiệt luyện + Cơ khí 2 + Trạm bơm +

Mộc mẫu 458,63

Qua 2 phương án CCĐ cho nhà máy ở trên có những ưu nhược điểm như sau:

• - MBA được chọn đều là MBA do Việt nam chế tạo cùng chủng loại sơ

đồ, cách đấu dây tương đối đơn giản nên thuận lợi cho việc sửa chữa, vận hành và thay thế. Đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật cung cấp đủ điện cho các hộ phụ tải quan trọng. Để có kết luận chính xác, lựa chọn phương án CCĐ hợp lý nhất ta cần phải so sánh cả 2 phương án này về chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Đồ án: Thiết kế cung cấp điện pdf (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w