Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BỘT CÁ, MỠ CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH THANH KHÔI (Trang 31 - 34)

a. Tiềm lực tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng

( nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối ( đầu

tư ) có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh

doanh cuả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Vốn chủ sở hữu

- Vốn huy động

- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận

- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn

- Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi

b. Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình)

Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Tiềm

lực vô hình không phải tự nhiên mà có, tuy có thể hình thành một cách tự nhiên nhưng

nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục

tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía

cạnh này trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Tiềm lực của doanh nghiệp có thể

là:

- Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá

- Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp

c. Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp.

Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết

quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khẩu tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm

soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hoá cho

doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá

vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

d. Trình độ tổ chức quản lý.

Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đông thời đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp

dựa trên quan điểm tổng hợp bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất

cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thực sự cho doanh nghiệp.

e. Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp

Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, gía thành và chất lượng hàng hoá được đưa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước.

f. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị , nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.

g. Yếu tố cạnh tranh

Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, nâng cấp

chất lượng và hạ giá thành sản phẩm…Nhưng một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của công ty

TNHH Thanh Khôi (báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Bảng cân đối kế

toán, giá trị xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của công ty...), và dữ liệu sơ cấp từ

phỏng vấn trực tiếp 40 nhân viên của công ty TNHH Thanh Khôi về các thông tin liên

quan đến mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp còn được thu thập qua nhiều

nguồn như: niên giám thống kê, sách, báo, mạng internet...

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU BỘT CÁ, MỠ CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH THANH KHÔI (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)