CHƯƠNG 4 MA TRẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH - PAM

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách nông nghiệp - Bài giảng Cao học (Trang 33 - 54)

- GDP của xã hội là ++-

So sánh sau khi sử dụng chính sách này: + Thặng dư sản xuất tăng ++-

+ Thặng dư người tiêu dùng tăng ++

+ Ngân sách nhà nước giảm +++++

+ Thặng dư xã hội (GDP) giảm 

Như vậy, do trợ giá, các mục tiêu không đạt là (1), (3) và (4). Mục tiêu (3) không đạt vì (++) < .

3.2.4. Trường hợp chính sách đánh thuế nhập khẩu

Giả định nền kinh tế mở cửa nhưng chính phủ sử dụng chính sách đánh thuế nhập khẩu. Vậy ta xét nếu không đánh thuế nhập khẩu thì thế nào và đánh thuế nhập khẩu có lợi ích, thiệt hại gì?

Mục tiêu của chính sách trợ giá đầu vào: (1) Tăng trưởng kinh tế

(2) Tăng nguồn thu ngân sách;

(3) Hạn chế hàng ngoại nhập, tăng sản lượng sản xuất trong nước (4) Tiết kiệm ngoại tệ

(5) Đảm bảo mức sống dân cư

Giá Ss  Pi   Pw      Ds 0 Qi Qp Qe Qs Sản lượng

* Chính phủ không sử dụng chính sách đánh thuế nhập khẩu, giá nội địa bằng giá thế giới Pw

- Thặng dư sản xuất là 

- Thặng dư tiêu dùng là ++++++

- Ngân sách nhà nước bằng 0 vì không có thuế - GDP xã hội là +++++++

* Chính phủ sử dụng chính sách đánh thuế nhập khẩu với mức thuế t = Pi-Pw, giá nội địa là Pi

- Thặng dư sản xuất là ++

- Thặng dư tiêu dùng là +

- Ngân sách tăng thu từ thuế là 

+ Thặng dư sản xuất tăng +

+ Thặng dư người tiêu dùng giảm ++++

+ Ngân sách nhà nước tăng 

+ Thặng dư xã hội (GDP) giảm +

Như vậy, do đánh thuế nhập khẩu các mục tiêu không đạt là (1), (5). Tuy nhiên do đánh thuế nhập khẩu sản lượng cung cấp giảm không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, đồng thời có thể dẫn đến độc quyền và vì thế chất lượng sản phẩm giảm, giá cả tăng, giảm mức sống dân cư.

3.2.5. Độc quyền bán

Mục tiêu của chính sách trợ giá đầu vào: (1) Tăng trưởng kinh tế

(2) Tăng sản lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu xã hội (3) Giảm và ổn định giá cả đầu ra

(4) Đảm bảo công bằng giữa người sản xuất và tiêu dùng

* Chính phủ sử dụng chính sách chống độc quyền bán, sản lượng Qs

- Thặng dư sản xuất là +

- Thặng dư tiêu dùng là ++

- GDP xã hội là ++++

* Chính phủ không sử dụng chính sách chống độc quyền, để độc quyền bán Qđ

- Thặng dư sản xuất là +

- Thặng dư tiêu dùng là 

- GDP xã hội là ++

So sánh sau khi sử dụng chính sách này: + Thặng dư sản xuất tăng -

+ Thặng dư tiêu dùng giảm +

+ Thặng dư xã hội (GDP) giảm +

Như vậy, độc quyền bán làm giảm GDP, giảm sản lượng cung cấp, tăng giá và mất công bằng trong sản xuất và tiêu dùng.

Giá  Pđ Sđ Ss   Ps   Ds 0 Qđ Qs Sản lượng 3.2.6. Độc quyền mua.

Mục tiêu của chính sách trợ giá đầu vào: (1) Tăng trưởng kinh tế

(2) Tăng sản lượng tiêu thụ đáp ứng nhu cầu sản xuất (3) Ổn định giá cả đầu ra cho người sản xuất

(4) Đảm bảo công bằng giữa người sản xuất và tiêu dùng

* Chính phủ sử dụng chính sách chống độc quyền mua, sản lượng sản xuất tiêu thụ Qs

- Thặng dư sản xuất là ++

- Thặng dư tiêu dùng là +

- GDP xã hội là ++++

* Chính phủ không sử dụng chính sách chống độc quyền mua, để độc quyền mua Qđ

- Thặng dư sản xuất là 

- Thặng dư tiêu dùng là +

- GDP xã hội là ++

So sánh sau khi sử dụng chính sách này: + Thặng dư sản xuất giảm +

+ Thặng dư tiêu dùng tăng -

+ Thặng dư xã hội (GDP) giảm +

Như vậy, độc quyền mua làm giảm GDP, giảm sản lượng tiêu thụ, giảm giá bất hợp lý và mất công bằng trong sản xuất và tiêu dùng.

Giá  S Ps    Pđ  0 Qđ Qs Sản lượng ---

CHƯƠNG 4 MA TRẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH - PAM15

4.1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PAM

Ma trận phân tích chính sách là bảng chiết tính các chỉ tiêu kinh tế trong một ngành sản phẩm tùy theo nguồn gốc của chúng xuất phát từ lợi nhuận tính theo giá thị trường trong nước hay lợi nhuận tính theo giá thế giới.

Sự khác nhau giữa hai cách tính: lợi nhuận theo giá thị trường trong nước và lợi nhuận tính theo giá thế giới là do tác động của giá cả. Ma trận phân tích chính sách là công cụ hữu hiệu để xác định nguồn gốc của sự chuyển dịch các nguồn tài nguyên cũng như nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả và định lượng được hiệu quả tổng quát của toàn ngành sản phẩm.

Cách tính lợi nhuận theo giá thị trường trong nước là dựa vào giá thị trường trong nước đối với các loại nguồn lực được đưa vào sản xuất và sản phẩm đầu ra.

Cách tính lợi nhuận theo giá thế giới là phân tích đánh giá những nguồn lực mà những hoạt động kinh tế sử dụng hoặc sản xuất và sản phẩm đầu ra theo giá lựa chọn của thị trường thế giới.

Các yếu tố của bảng ma trận phân tích chính sách dựa trên phương trình cơ bản:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Phương trình này có thể được viết lại:

π = Pq.Q - [Pt.Qt + Pn.Qn]

Trong đó: Pq là giá cả của sản phẩm đầu ra; Pt là giá cả của vật tư hàng hóa;

Pn là giá cả của các yếu tố tài nguyên trong nước; Q là khối lượng sản phẩm đầu ra;

Qt là khối lượng vật tư hàng hóa đầu vào; Qn là số lượng các yếu tố tài nguyên trong nước.

Phương trình này được sử dụng trong ma trận phân tích chính sách dưới hai cách tính theo hai loại giá cả khác nhau, phân tích trong nước dựa theo giá cả thị trường, còn phân tích thế giới dựa theo giá cả của thị trường thế giới, hay là giá xã hội (giá bóng).

Giá thị trường thế giới của một vật tư hàng hóa làm đầu vào cho sản xuất hoặc sản phẩm làm ra được tính bằng giá quá biên, tức là giá tại biên giới của chúng. Đối với các vật tư hàng hoá làm đầu vào cho sản xuất, giá thế giới được tính theo giá nhập khẩu, giá CIF16, còn giá thế giới của sản phẩm đầu ta được tính theo giá xuất khẩu, giá FOB17. Chênh lệch giữa giá thị trường thế giới của sản phẩm cuối cùng tại nơi tiêu thụ hay tại cảng xuất khẩu và tổng chi phí đầu vào trong sản xuất sẽ bằng tổng lợi nhuận hoặc tổng thâm hụt tạo ra trong mỗi giai đoạn của hệ thống ngành hàng.

Trong ma trận trên, hai hàng đầu phân tích trong nước và phân tích thế giới, đó chính là nội dung của phương trình trên tính theo hai loại giá khác nhau. Hàng chênh lệch là hiệu số của phân tích trong nước và phân tích thế giới.

15 PAM - Policy Analysis Matrix

16 Giá CIF là giá giao hàng tại biên giới nước nhập khẩu, bao gồm giá của bản thân hàng hoá, chi phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển hàng hoá tới địa điểm nhập khẩu nhưng không bao gồmn chi phí dỡ hàng từ phương tiện chuyên chở.

17 Giá FOB là giá giao hàng tại biên giới nước xuất khẩu, bao gồm giá của bản thâm hàng hoá, chi phí đưa hàng đến địa điểm xuất khẩu và chi phí bốc hàng lên phương tiện chuyên chở.

Ma trận phân tích chính sách PAM

Chỉ tiêu Doanh thu

(Pq.Q)

Chi phí vật tư hàng hóa

(Pt.Qt)

Chi phí tài nguyên trong nước

(Pn.Qn)

Lợi nhuận (π)

Phân tích trong nước A B C D

Phân tích thế giới E F G H

Chênh lệch I J K L

Từ ma trận phân tích chính sách trên, ta có thể thấy:

- Khi A > E: doanh thu tính theo giá trong nước lớn hơn doanh thu tính theo giá thế giới. Đó là trường hợp doanh nghiệp có thể định giá thị trường nội địa cao hơn giá quốc tế của cùng một sản phẩm. Xuất hiện điều này là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính sách của nhà nước: (1) chính sách cấm nhập khẩu, đánh thuế nhập khẩu hoặc sử dụng chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu; (2) chính sách độc quyền bán trong nước đẩy giá lên cao; (3) cũng có thể do hệ thống chính sách không rõ ràng, hệ thống kiểm soát kém, đã dẫn đến trường hợp người bán đầu cơ, gim hàng, đẩy giá lên cao. Vì thế nhà nước cần xem xét lại chính sách nhập khẩu hàng hoá hoặc trao đổi công nghệ đối với sản phẩm này. Ngược lại, nếu A<E doanh thu trong nước nhỏ hơn doanh thu thế giới. Điều này có thể là do nhà nước đang sử dụng chính sách bảo trợ người tiêu dùng về hàng hoá này, hoặc ngành sản xuất này đang khai thác tài nguyên với giá rẻ. Trong trường hợp này nhà nước có thể xem xét đến chi phí sử dụng tài nguyên trong nước.

- Khi B > F: Chi phí vật tư hàng hoá tính theo giá trong nước lớn hơn chi phí vật tư hàng hoá tính theo giá thế giới. Điều này cho thấy chi phí sản xuất trong nước cho loại hàng hoá này là cao hơn so với giá thế giới. Đây là vấn đề thường gặp đối với các nước kém và đang phát triển do công nghệ sản xuất lạc hậu và trình độ sản xuất kém phát triển. Vì thế các sản phẩm sản xuất ra thường có giá thành cao và chất lượng thấp. Trong trường hợp này trao đổi công nghệ là vấn đề quan trọng.

- Khi C < G: Chi phí trong nước về tài nguyên nhỏ hơn chi phí thế giới về tài nguyên trong nước. Các nhà sản xuất trong nước thường trả cho một yếu tố tài nguyên trong nước với giá thấp hơn giá lựa chọn của nó trên thế giới.

4.2. CÁC CHỈ SỐ

4.2.1. Tỷ lệ chi phí cá nhân - PCR18.

Tỷ lệ chi phí cá nhân là tỷ lệ các chi phí nhân tố trong nước tính theo giá thị trường trong nước (đất, lao động, vốn) đối với giá trị gia tăng tính theo giá thị trường trong nước.

B A C PCR − =

Hệ số này phản ảnh mức độ sử dụng tài nguyên trong nước để sản xuất sản phẩm và tiêu dùng trong nước với chính sách của chính phủ về nhập khẩu loại sản phẩm này.

- Nếu tỷ lệ chi phí cá nhân PCR = 1 thể hiện tình trạng hoàn toàn hòa vốn trong việc sử dụng tài nguyên trong nước để sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước. Trong trường hợp này, chính sách của chính phủ có thể khuyến khích sản xuất tiêu dùng trong nước thay vì nhập khẩu hoặc nhập khẩu thay vì sản xuất tiêu dùng trong nước, điều này là hoàn toàn hoà vốn, không lợi mà cũng không thiệt.

- Nếu PCR < 1, tức là chi phí tài nguyên trong nước tính theo giá thị trường trong nước nhỏ hơn giá trị gia tăng tính theo giá thị trường trong nước. Điều này cho phép chính phủ sử dụng chính sách khuyến khích sản xuất tiêu dùng loại sản phẩm này trong nước và hạn chế hoặc cấm nhập khẩu. Vì sản xuất tiêu dùng trong nước mang lại giá trị gia tăng cao.

- Nếu PCR > 1, tức là chi phí tài nguyên trong nước tính theo giá thị trường trong nước lớn hơn giá trị gia tăng tính theo giá thị trường trong nước. Điều này cho phép chính phủ sử dụng chính sách nhập khẩu sản phẩm để thay thế sản xuất tiêu dùng trong nước, và để tài nguyên này lựa chọn sản xuất sản phẩm khác có lợi thế hơn.

4.2.2. Hệ số chi phí tài nguyên/nguồn lực trong nước - DRC19

Hệ số chi phí tài nguyên trong nước là tỷ lệ các chi phí nhân tố trong nước tính theo giá thế giới (đất, lao động, vốn được đánh giá theo chi phí cơ hội kinh tế) đối với giá trị gia tăng được tính theo giá thế giới (giá trị gia tăng được tính bằng cách sử dụng giá thế giới của các đầu vào và đầu ra), đo lường hệ số so sánh nguồn lực của quốc gia (Tsakoka, 1990).

F E G DRC − =

Hệ số chi phí tài nguyên trong nước định lượng hiệu quả tổng hợp của một hệ thống bằng cách so sánh chi phí thế giới sử dụng một tài nguyên trong nước G với nguồn thu thực tế từ ngoại thương của hệ thống được tính bằng giá thế giới của chúng (E - F).

- Nếu DRC = 1 thể hiện tình trạng hoàn toàn hòa vốn khi sử dụng tài nguyên này để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Trong trường hợp này, chính phủ có thể sử dụng chính sách sản xuất để xuất khẩu hoặc không.

- Nếu DRC < 1, tức chi phí tài nguyên trong nước tính theo giá thế giới nhỏ hơn giá trị gia tăng tính theo giá thế giới, nên thể hiện lợi thế so sánh. Trong trường hợp này, sản phẩm có lợi thế so sánh và tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Chính phủ cần sử dụng chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm để xuất khẩu.

- Nếu DRC > 1 thể hiện sự thiệt hại về kinh tế (không có lợi thế so sánh), tức chi phí cơ hội sử dụng một tài nguyên trong nước vượt quá giá trị tăng thêm so với giá quốc tế. Trong trường hợp này, chính phủ sử dụng chính sách cấm hoặc hạn chế sản xuất sản phẩm để xuất khẩu.

Hệ số DRC là số đo hệ số đặc biệt quan trọng, vì nó có thể đo hiệu quả kinh tế cho từng giai đoạn trong ngành sản phẩm. Hệ số DRC là thước đo lợi thế so sánh của một nước trên thị trường thế giới. Nói cách khác nó xác định khả năng tạo ra ngoại tệ của một hoạt động kinh tế.

Cũng có thể xác định DRC như là tỷ số giữa chi phí nguồn lực trong nước cùng các đầu vào không thể trao đổi được với thị trường quốc tế (tính theo giá xã hội) để sản xuất sản phẩm và ngoại tệ thu được hoặc tiết kiệm được khi sản xuất sản phẩm này thay thế nhập khẩu. Công thức DRC được xác định như sau:

Trong đó:

19 DRC - Domestic Resouce Cost

∑ ∑ = + = = k 1 j j j n 1 k j j j i ) P b - P ( S a DRC

- aj [j=(k+1)÷n]: Khối lượng đầu vào j trong nước dùng để sản xuất sản phẩm. Bao gồm lượng nguồn lực trong nước (đất đai, lao động, tiền vốn) và lượng các yếu tố được sản xuất trong nước (không phải nhập khẩu, kể cả của nông hộ sản xuất) dùng để sản xuất sản phẩm.

- Sj [j=(k+1)÷n]: Giá xã hội (giá mờ) của đầu vào j trong nước dùng để sản xuất sản phẩm.

- P: Giá sản phẩm xuất khẩu (giá FOB) quy ra đồng nội tệ.

- bj (j=1÷k): Khối lượng đầu vào j nhập khẩu để sản xuất sản phẩm. - Pj (j=1÷k): Giá nhập khẩu đầu vào j (giá CIF) quy đổi ra đồng nội tệ. Công thức trên có thể được giải thích như sau:

Theo Monke (1989), DRC được tính theo công thức sau:

Theo công thức trên, DRC được hiểu như là "tỷ lệ tự trao đổi" của nguồn lực trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu để lấy ngoại tệ. Theo công thức dưới, DRC được hiểu như là lợi ích xã hội tăng thêm (hay giảm xuống) khi quyết định sản xuất sản phẩm này trong nước thay vì nhập khẩu. Cả 2 công thức đều đo lường lợi thế so sánh của sản xuất trong nước bằng cách so sánh chỉ tiêu chi phí nội nguồn DRC với tỷ giá hối đoái chính thức (OER) và tỷ giá hối đoái mờ (SER).

- Trường hợp DRC/SER < 1, tức DRC < SER: sản phẩm có lợi thế so sánh. Sản xuất sản phẩm trong nước có hiệu quả hơn so với nước ngoài, bởi vì có thể tiết kiệm được ngoại tệ bằng việc sản xuất sản phẩm trong nước thay nhập khẩu. Chính vì vậy, sản xuất sản phẩm trong nước có lợi thế so sánh.

- Trường hợp DRC/SER > 1, tức DRC > SER: sản phẩm không có lợi thế so sánh. Sản xuất sản phẩm trong nước không có hiệu quả do chi phí nguồn lực trong nước cao hơn giá trị

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách nông nghiệp - Bài giảng Cao học (Trang 33 - 54)

w