Đánh giá việc thực hiện cơ chế cho vay

Một phần của tài liệu cho vay tài trợ giải quyết việc làm (Trang 35 - 38)

Thực trạng công tác cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm ở kho bạc nhà nớc thanh xuân

2.3.1.1. Đánh giá việc thực hiện cơ chế cho vay

Nhìn chung, qua 4 năm hoạt động, Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân luôn thực hiện chính xác cơ chế cho vay hỗ trợ GQVL đợc Đảng và Nhà nớc qui định theo đúng từng thời kỳ phát triển. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng có của mình nên công tác CVHTGQVL ở Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân có những điểm nổi bật cụ thể:

- Về đối t ợng đ ợc vay : ở Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân chủ yếu là các hội đoàn thể ở các phờng: Cụ thể đó là 2 hội đoàn thể: Hội cựu chiến binh và hội phụ nữ phờng. Quận có 11 phờng; mỗi phờng có 2 đoàn thể. Do vậy đều đều mỗi năm sẽ có khoảng 22 hội đoàn thể xin vay vốn từ nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm. Duy chỉ có năm đầu tiên hoạt động (năm 1997) quận thu hút đợc 2 dự án của 2 hộ kinh doanh với tổng số vốn vay là 120.000.000 đồng với thời hạn vay 12 tháng: 2 dự án này thu hút đợc khá nhiều lao động: 30 lao động. Tuy đến năm 1998, 2 chủ dự án đều hoàn trả số tiền vay cả gốc lẫn lãi đúng hạn nhng những năm tiếp đó 2 chủ dự án này không tiếp tục vay. 1 dự án của Hội đoàn thanh niên 26 triệu đồng cũng ở trong tình trạng nêu trên.

Ngoài hộ kinh doanh và tổ chức đoàn thể, công tác cho vay hỗ trợ GQVL không thu hút đợc 1 đối tợng vay vốn nào khác nh: Hộ gia đình, Hợp tác xã, Tổ hợp sản xuất; Doanh nghiệp,... có đủ điều kiện để vay vốn. Trong khi đó tổng số xã viên HTX của quận là 1.000 ngời; số doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 206 doanh nghiệp và số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn là 3732 hộ. Các đối tợng trên đều có khả năng tạo việc làm cho 1 lợng lớn lao động trong quận và không ít trong số trên đều muốn vay vốn từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm. Tuy vậy, trên thực tế họ lại cha vay.

Nhìn chung, các đối tợng vay vốn GQHTVL ở quận Thanh Xuân đều thuộc đối tợng vay vốn GQVL theo đúng qui định của Nhà nớc.

- Về nguồn vốn cho vay: Nguồn vốn cho vay của Kho bạc Nhà nớc Thanh

Xuân gồm nguồn vốn bổ sung mới đợc ghi trong tổng mức kế hoạch ngân sách Nhà nớc hàng năm và vốn thu hồi nợ từ các dự án đã cho vay. Cụ thể đó là nguồn vốn từ quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm sẽ đợc rót xuống thành phố. Sau đó UBND thành phố sẽ thông báo phân bổ kế hoạch vốn vay từng năm cho quận. Ta có thể nhìn bảng sau để so sánh nguồn vốn vay của quận Thanh Xuân so với các quận khác trên địa bàn Hà Nội.

Biểu: Phân bổ kế hoạch nguồn vốn năm 2000 của UBND TP. Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng

Số thứ tự Tổng sốvốn vay

Trong đó

Vốn bổ sung mới Vốn thu hồi cho vay tiếp

TW Địa phơng

1. Quận Đống Đa 2.500 - - 2.500

2. Quận Hai Bà Trng 3.000 - - 3.000

3. Quận Ba Đình 2.000 - - 2.000

4. Quận Hoàn Kiếm 2.000 - - 2.000

5. Quận Tây Hồ 2.500 - - 2.500

6. Quận Cầu Giấy 2.000 - - 2.000

7. Quận Thanh Xuân 3.000 - - 3.000

Năm 2000, nguồn vốn vay của quận Thanh Xuân đợc phân bổ là cao nhất so với các quận khác (trừ quận Đống Đa là 3 tỷ đồng). Nh vậy phải nói rằng công tác cho vay hỗ trợ GQVL tại Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân là rất phát triển. Nhng chính điều này tạo sức ép cho Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân phải nhanh chóng tiến hành thẩm định, xét duyệt, quốc tế dự án theo tiến độ thu hồi vốn trên địa bàn tránh tình trạng vốn tồn đọng trên địa bàn. Ngoài ra nguồn vốn cho vay hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào số vốn thu hồi nợ đến hạn mà vốn vay trên địa bàn hầu hết đợc sử dụng để phát triển kinh tế hộ gia đình mang tính thời vụ cao nên tạo ra sự chậm chạp của việc cấp phát vốn gây kém hiệu quả.

- Về thời hạn và lãi suất cho vay và mức vốn cho vay: Theo Thông t liên tịch

số 13/1999/TT-LT BLTBXH-BTC-BKHĐT thì thời hạn cho vay từ quĩ QGHTVL có 3 loại: thời hạn 12 tháng, thời hạn 24 tháng và thời hạn 36 tháng nhng từ năm

1997 đến 2000 ở Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân chỉ cho vay với thời hạn 12 tháng là chủ yếu.

Duy chỉ có năm 1999, tại kho bạc có 8 dự án vay thời hạn 2 năm. Đến quí I năm 2001 vẫn cha đến hạn trả nợ. Do đó quí I năm 2001, 19 dự án vay vốn tại kho bạc vẫn 100% là thời hạn 12 tháng. Điều đó cho thấy tại Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân vỗn hỗ trợ GQVL chủ yếu đều đợc dành để: chăn nuôi tiểu gia súc, gia cầm hoặc trồng cây lơng thực hoa mầu ở các hộ gia đình. Do đó số lao động thu hút chủ yếu là chính các thành viên của hộ cho vay. Rất ít lao động đi thuê.

Lãi suất cho vay tại Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ: Từ năm 1996 đến nay, lãi suất cho vay đã giảm dần. Năm 1996 trở về trớc, lãi suất là 0,9%/tháng. Đến năm 1997 giảm xuống còn 0,6%/tháng và đến 1/1/2000 giảm xuống còn 0,5%/tháng. Điều này cho thấy Chính phủ luôn nhấn mạnh tính u đãi đặc biệt đối với nguồn vốn cho vay hỗ trợ GQVL. Lãi suất giảm làm tăng số vốn cho vay lên qua các năm.

Mức lãi suất trong hạn giảm dẫn tới lãi suất phạt quá hạn cũng giảm tơng ứng từ 1,8%/tháng xuống 1,2%/tháng và giờ là 1%/tháng.

Tại Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân từ 1997-2000 lãi suất giảm xuống đã làm tăng nguồn vốn cho vay và tuy lãi suất phạt quá hạn giảm vẫn không phát sinh nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể số tiền vay tăng trong 4 năm là: năm 1997 là 2 tỷ 5 triệu đồng; năm 1998 cho vay 2 tỷ 10 triệu đồng; năm 1999 là 2 tỷ 968 triệu đồng và năm 2000 là 3 tỷ 800 triệu đồng.

Số tiền lãi cũng tăng lên đáng kể tạo điều kiện tốt để quay vòng vốn theo đúng nguyên tắc bảo tồn và tăng lên.

Về mức vốn cho vay: Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân cho vay các dự án không quá 100 triệu. Trong các dự án đoàn thể thì mỗi hộ gia đình chỉ đợc vay nhỏ hơn hoặc bằng 10 triệu. Tuy vậy, không có một tiêu thức nào để xác định cụ thể mức vốn vay cho các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trong quận. Do đó, rất nhiều hộ sản xuất nhỏ tạo nhiều công ăn việc làm lại đi vay bằng hoặc ít hơn số vốn của 1 hộ dịch vụ hay chăn nuôi thu hút đợc vài ba lao động. Thêm vào đó, mức tối đa 10 triệu làm cho vốn vay hỗ trợ đầu t cho dự án còn nhỏ lẻ, manh mún vì vậy cha phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn vay.

Ngoài ra, giữa quí 4 năm 1998, Kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân thực hiện cho vay theo uỷ quyền thành phố với 1 dự án của Hội phụ nữ với số tiền vay trên 100 triệu (cụ thể là 194 triệu đồng). Đến năm 1999 kho bạc đã thu gốc và lãi đầy đủ để gửi trả kho bạc Nhà nớc Hà Nội.

- Về nguyên tắc điều kiện để đ ợc vay vốn : Số đối tợng vay vốn chủ yếu ở

kho bạc Nhà nớc Thanh Xuân là các hội đoàn thể và các dự án này đều đã có bảo lãnh tín chấp của Chủ tịch UBND phờng. Những đối tợng đó đều đã lập đợc những dự án khả thi.

Hai dự án của 2 hộ kinh doanh năm 1997 đều có tài sản thế chấp là giấy tờ nhà. Tuy vậy, tại địa bàn quận cho đến nay chỉ có khoảng 45% hộ gia đình đợc cấp sổ đỏ chứng nhận sở hữu đất. Mà chủ yếu các hộ kinh doanh đều thế chấp bằng giấy tờ nhà đất. Do đó điều kiện vay phải có thế chấp bằng tài sản tại địa bàn là rất khó thoả mãn. Đó cũng là 1 trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng co hẹp của đối tợng vay vốn quốc gia hỗ trợ việc làm tại quận Thanh Xuân.

Một phần của tài liệu cho vay tài trợ giải quyết việc làm (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w