Đặc trưng văn hóa

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập cơ sở văn hóa Việt Nam k30 ppt (Trang 55 - 56)

1. Đặc trưng văn hóa thời Lý – Trần

Nhà Lý mở đầu giai đoạn phục hưng văn hóa bằng việc dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Nhà Trần tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, đưa đất nước phát triển về mọi mặt.

+ Về văn hóa vật thể - Công trình kiến trúc

- Cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài, thành lũy. Thành Thăng Long là một công trình xây dựng thành lũy lớn nhất trong cá triều đại phong kiến

- Các công trình kiến trúc đời Lý phát triển mạnh và phong phú: Chùa Giạm, chùa Một Cột, Tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn (Ý Yên – Nam Định), tháp Sùng Thiện, Diên Linh (Chùa Dọi – Nam Hà)… Các tháp này có qui mô lớn, hòa hợp kiến trúc các ngôi chùa và tượng Phật.

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một tay nghề thuần thục và một phong cách đặc sắc. Mỹ thuật thời Lý mang nhiều nét tương đồng với kiến trúc, mỹ thuật Chăm cũng như một số nước Đông Nam Á.

 Trong ý thức của người Việt vẫn tiếp nhận những tinh hoa của văn minh Trung Hoa nhưng vẫn có ý muốn quay trở lại với cội nguồn Đông Nam Á, vẫn khẳng định sắc thái riêng của mình.

+ Các nghề thủ công

- Nghề thủ công khá phát triển ở thời nhà Lý, nhà Trần như: Nghề dệt, gốm, mỹ nghệ. Đặc biệt nghề dệt có nhiều thành tựu: vải, lụa. Các sản phẩm gốm với đủ các màu sắc, họa tiết trang trí đặc sắc được người thợ khéo tay, thông minh đời Lý làm ra. Nghề gốm có bước phát triển đạt trình độ cao…

- Thời nhà Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình thành những làng nghề chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định. Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 71 phường. Tại đây không chỉ có chợ mà còn có những phường thủ công và phố buôn bán.

* Văn hóa phi vật thể + Hệ tư tưởng:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập cơ sở văn hóa Việt Nam k30 ppt (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w