Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đề tài : "Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm" ppt (Trang 49 - 51)

9. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trênthế giới và Việt Nam:

9.3 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam:

Nông nghiệp Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử, là nền nông nghiệp hữu cơ bởi sự phát triển tự nhiên của nó. Trước năm 1954 người Pháp đã đưa một số máy móc và phân hóa học vào sử dụng ở Việt Nam, nhưng nông dân Việt Nam còn không hiểu sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào. Với phương thức canh tác truyền thống đó người nông dân đã sử dụng tập đoàn các giống cây trồng tại địa phương như Lúa (Tám xoan, Dự, Di hương, nếp cái hoa vàng...), cây ăn quả (Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Lục Ngạn, Bưởi Đoan Hùng, Bưởi Phúc Trạch, Chuối Ngự...). Các giống địa phương này cho năng suất không cao nhưng đòi hỏi điều kiện chăm sóc thấp, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích ứng được với điều kiện khí hậu tại địa phương. Mặt khác, chúng là những giống cây trồng có phẩm chất rất cao. Trước khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ở Việt Nam thì việc cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng tại địa phương dựa vào các nguồn: phân chuồng (đã ủ

trang 50

hoai mục), nước tiểu, bùn ao và các loại cây phân xanh như cốt khí, điền thanh, bèo dâu và các cây họ đậu. Ngoài ra, người ta còn dùng nước phù sa để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng...

Từ những năm 1960, đặc biệt sau ngày giải phóng miền Nam, với nhiều giống cây trồng mới được áp dụng trong sản xuất, hệ thống tưới tiêu được cải tạo và mở rộng, diện tích tưới tiêu được tăng lên, phân hóa học và thuốc trừ sâu được dùng với số lượng lớn. Việc áp dụng các giống cây trồng mới vào sản xuất cũng là nguyên nhân làm mất dần đi một số các giống cây trồng truyền thống, làm giảm sự đa dạng sinh học và làm tăng thiệt hại bởi dịch hại cây trồng.

Dự án thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên nông dân chưa mặn mà lắm với NNHC vì làm NNHC cần cải tạo đất trồng, nguồn nước theo chuẩn nông nghiệp an toàn, chuẩn bị phân chuồng, phân xanh, giống cây/con đảm bảo trước khi tiến hành trồng trọt, chăn nuôi, nên giá thành phẩm luôn cao hơn, thậm chí có sản phẩm cao gấp rưỡi hay gấp đôi, gấp ba so với sản phẩm thông thường…Dù vậy NNHC sẽ là xu hướng tất yếu trong thời gian tới, bởi những đòi hỏi của thị trường khiến nông dân cùng các nhà khoa học phải tính đến việc làm ra những sản phẩm chất lượng và năng suất cao hơn.

Triển khai từ năm 2006, trong khuôn khổ Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam (2006-2009) do Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) tài trợ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, trực tiếp là Trung tâm Hỗ trợ Nông thôn, Nông dân thựchiện, các tổ nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được thành lập nhằm thúc đẩy việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Tính đến thời điểm 2010, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức nông dân triển khai thử nghiệm phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ trên rau (tại SócSơn, Hòa Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai), cam(Hàm Yên, Tuyên Quang), vải (Bắc Giang) và cá nước ngọt tại Hải Phòng.

Về nguồn gốc vùng sản xuất, hiện nay Dự án ADDA và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đào tạo, kiểm định và cấp chứng nhận tiêu chuẩn PGS cho các liên nhóm nông dân sản xuất rau hữu cơ tại một số tỉnh vệ tinh Hà Nội. Hoạt động do một Ban điều phối, là một hệ thống tự nguyên với sự tham gia và giám sát của các bên liên quan trong chuỗi giá trị hữu cơ.

Hệ thống cấp chứng nhận PGS được xây dựng từ hoạt động của Dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ (ADDA). Chứng nhận PGS được công nhận bởi Tổ chức liên đoàn Quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), chứng nhận được nhiều nước trênthế giới áp dụng đồng thời với hệ thống cấp chứngnhận của chính phủ. Ở Việt Nam,

trang 51

đang xúc tiến thành lập Hiệp hội hữu cơ, hệ thống PGS sẽ dần được chuyển giao cho hiệp hội vận hành.

Một phần của tài liệu Đề tài : "Nông Nghiệp Hữu Cơ Và An Toàn Thực Phẩm" ppt (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)