Thực trạng tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Một phần của tài liệu Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003) (Trang 36)

2.1. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháytại Bảo Việt Hà Nội

Bảo hiểm hoả hoạn là nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nghành bảo hiểm. Hiện nay, trên thế giới, bảo hiểm hoả hoạn đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống với số phí bảo hiểm hàng năm thu được rất cao. Đơn cử như ở Nhật Bản, doanh thu phí bảo

hiểm hoả hoạn thường vào khoảng 10 tỷ USD chiếm khoảng 15,5% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Nhưng tại Việt Nam nói chung và tại Bảo Việt Hà Nội nói riêng thì mãi cho tới ngày 17/1/1989 nghiệp vụ bảo hiểm cháy (hay còn gọi là bảo hiểm hoả hoạn) mới chính thức được triển khai theo quyết định số 06/TC-QĐ của bộ Tài Chính. Ngay sau khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này nhanh chóng khẳng định ngay vai trò quan trọng của nó quả doanh thu phí thu về hàng năm đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty. Như năm 2003 doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm này đạt 11,039 tỷ đồng chiếm gần 8,5% tổng doanh thu.

Bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy tuy là một nghiệp vụ mở rộng phạm vi của bảo hiểm cháy nhưng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc giúp đỡ người được bảo hiểm nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh so với bảo hiểm hoả hoạn.

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời nhằm khắc phục những mặt còn thiếu, còn hạn chế của bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt. Tuy nhiên, thực tế nghiệp vụ bảo hiểm này không ra đời cùng thời điểm với bảo hiểm cháy bắt đầu triển khai mà phải cho tới năm 1994, bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy mới bắt đầu được đưa vào thử nghiệm… Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm này được triển khai trên cơ sở mẫu đơn của Anh. Từ khi đưa vào triển khai doanh thu phí cũng như số đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy do Bảo Việt Hà Nội kí với khách hàng chưa nhiều chưa đáp ứng được quy luật số lớn.

Năm 1996 sau 2 năm triển khai số đơn khai thác được mới chỉ là 8 đơn. Đến năm 2003, sau gần 10 năm triển khai số đơn khai thác được coi là nhiều nhât cũng mới chỉ dừng lại ở con số 102 đơn, con số còn quá ư khiêm tốn so với số đơn khai thác được của các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống khác ví dụ như nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ô tô có số đơn bảo hiểm khai thác được trong năm 2003 là gần 8000 đơn hay nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là trên 25.000 đơn.

2.2. Thực trạng tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003).

Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy cũng bao gồm các khâu truyền thống:

 Khâu khai thác

 Khâu giám định - bồi thường  Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất

Bốn khâu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ xung cho nhau, chỉ cần một trong bốn khâu hoạt động kém hiệu quả thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới cả quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do đó để có thể tìm ra được biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh một nghiệp vụ nào đó chúng ta cần phải phân tích từng khâu của nghiệp vụ đó. Trong phần này, từng khâu của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy của Bảo Việt Hà Nội sẽ được xem xét cụ thể.

2.2.1 Khâu khai thác.

Khai thác là khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh bảo hiểm, nó có ý nghĩa quan quyết định tới sự thành bại đối với một công ty bảo hiểm nói chung hay một nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng.

Nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là nguyên tắc số đông bù số ít. Có làm tốt khâu khai thác mới đảm bảo nguyên tắc này và đảm bảo hình thành được quỹ bảo hiểm đủ lớn. Do vậy, khâu khai thác là khâu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công ty. Khai thác được nhiều thì doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty càng tăng nhanh kéo theo đó là sự tăng lên của lợi nhuận, cũng như mức trích lập dự phòng lớn hơn đảm bảo cho công ty phát triển ổn định kinh doanh lâu dài.

Như vậy, ta có thể thẩy khâu khai thác có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong việc phân tích hoạt động kinh tế một nghiệp vụ. Quy trình khai thác bảo hiểm bao gồm việc tuyên truyền quảng cáo, tiếp cận khách hàng, đánh giá rủi ro được bảo hiểm trên cơ sở đó ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm, xác định điều khoản, phạm vi bảo hiểm, tính toán mức phí bảo hiểm thích hợp, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm …

Nhiệm vụ đầu tiên của khai thác viên bảo hiểm, sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của người yêu cầu bảo hiểm là đánh giá các nguy cơ có liên quan đến rủi ro được yêu cầu bảo hiểm, trong đó cần chú ý tới các nguy cơ vật chất (các yếu tố có thể làm tăng tần số và mức độ nghiêm trọng của hiểm hoạ yêu cầu bảo hiểm gắn liền với đặc điểm của đối tượng được yêu cầu bảo hiểm) và các nguy cơ tinh thần (là các yếu tố có thể làm tăng tần số và mức độ nghiêm trọng của hiểm hoạ được yêu cầu bảo hiểm gắn liền với thái độ của người yêu cầu bảo hiểm hay người được bảo hiểm).

Tuy bảo hiểm gián cháy và bảo hiểm đoạn kinh doanh sau cháy có chung rủi ro được bảo hiểm nhưng cơ sở đánh giá rủi ro trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy lại có một số điểm khác so với bảo hiểm cháy. Trong bảo hiểm

gián đoạn kinh doanh sau cháy, cần xét tới hai loại rủi ro: Rủi ro vật chất và rủi ro gián đoạn kinh doanh.

Rủi ro vật chất là những rủi ro xảy ra cháy, rủi ro này được đánh giá căn cứ vào nguy có thể xảy ra cháy. Bao gồm những nguy hiểm của quá trình sản xuất như: việc sử dụng các dung môi dễ cháy, sơn và các máy móc chạy ở tốc độ cao, các nguồn ánh sáng nhân tạo hay việc sử dụng điện …

Nhưng không nhất thiết rằng rủi ro cháy càng cao thì rủi ro gián đoạn kinh doanh càng cao ví dụ như rủi ro gián đoạn kinh doanh sẽ thấp nếu quy trình sản xuất kinh doanh đơn giản dễ dàng thực hiện trong những nhà xưởng tạm, nguyên vật liệt dễ kiếm …

Rủi ro gián đoạn kinh doanh được hiểu là tính nhậy cảm của hoạt động sản xuất kinh doanh với gián đoạn kinh doanh.

Bảo hiểm cháy và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là hai nghiệp vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời nhằm khắc phục những mặt còn thiếu, những mặt còn hạn chế của bảo hiểm cháy. Trên thực tế, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy được coi là nghiệp vụ bảo hiểm mới tại Bảo Việt Hà Nội. Từ khi triển khai đến nay, số đơn và số phí thu được của nghiệp vụ bảo hiểm này còn rất khiêm tốn so với các nghiệp vụ đang triển khai khác. Điều này có thể thấy qua số liệu bảng 2.

Bảng 2: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt –Hà Nội (1999-2003).

Năm

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003

1. Số đơn bảo hiểm cấp Tốc độ tăng (%) 42 -- 51 121,4 70 137,25 81 115,7 102 125,9 2. Số tiền bảo hiểm

Tỷ lệ tăng (%) 366.70 0 - 433.30 0 118.16 549.87 6 126,9 636276 115,7 801.265 125,9 3.Doanh thu phí bảo hiểm

(tr.đ) Tỷ lệ tăng (%) 505 -- 650 128,7 824 126,8 952 115,5 1224 128,8 4. Số tiền bảo hiểm bình

quân / 1 hợp đồng (tr.đ) 8730,9 5 8490,1 69 7855,2 56 7855,25 6 7856,51 9 5. Số phí bảo hiểm bình quân / 1 hợp đồng (tr.đ) 12,024 12,745 11,776 11,756 11,996

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số hợp đồng bảo hiểm ký được và số phí bảo hiểm thu được của nghiệp vụ bảo hiểm này còn chưa nhiều, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng kết quả đó cũng đưa ra một dấu hiệu khả quan cho thấy rằng đây là một nghiệp vụ giàu tiềm năng phát triển trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng.

Trước tiên là về số đơn bảo hiểm khai thác được: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 1999, Bảo Việt Hà Nội mới chỉ nhận bảo hiểm cho 42 đơn vị thì đến năm 2001 số đơn vị tham gia bảo hiểm đã tăng lên con số 70.

- Năm 2003 số đơn bảo hiểm khai thác được đã tăng lên gấp hơn 2 lần so với năm 1999 lên 102 đơn

Thực tế là từ khi triển khai tới nay, hầu như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay một số ít các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng lớn tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này nhưng còn chưa nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan khác chỉ tham gia bảo hiểm cháy.

Như năm 1999 số đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt khai thác được là 382 đơn trong khi số đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khai thác được chỉ khiêm tốn với con số 42 đơn.

Hay như năm 2003 được đánh giá là năm có số hợp đồng khai thác được cao nhất thì cũng chỉ dừng lại ở con số 102 hợp đồng trong khi số hợp đồng bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt khai thác được là hợp đồng . Số hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy chỉ chiếm chưa tới 20% trong tổng số hợp đồng bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt khai thác được.

Tuy số đơn bảo hiểm năm sau luôn cao hơn năm trước song chưa nhiều, có thể nói nghiệp vụ này ngày càng phát triển. Song đây là nghiệp vụ bảo hiểm mới, số đơn khai thác được chưa nhiều nên khó có thể đưa ra một kết luận chính xác.

Về số tiền bảo hiểm, qua số liệu bảng 2 ta thấy số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy cũng tăng lên, phản ánh đúng với số tăng lên của các đơn vị tham gia bảo hiểm. Cụ thể:

- Năm 1999 số tiền bảo hiểm là 336.700 triệu thì năm 2000 số tiền bảo hiểm là 433.300 triệu đồng tăng lên so với năm 1999 là 96.600 triệu đồng với tốc độ tăng là 18,16% .

- Năm 2001 số tiền bảo hiểm là 549.867 triệu đồng tăng lên so với năm 2000 là 116.567 triệu đồng với tỷ lệ là 126,9 %.

- Năm 2003 là năm có số tiền bảo hiểm tăng mạnh nhất lên tới 801.265 triệu đồng tăng so với 2002 là 164.989 với tỷ lệ tăng là 125,9%.

Tuy nhiên, chỉ tiêu số tiền bảo hiểm bình quân / một hợp đồng lại có xu hướng giảm nhẹ, điều này chứng tỏ công ty chưa khai thác được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn. Đây là một hạn chế mà công ty cần khắc phục.

Về doanh thu phí bảo hiểm: Do số đơn vị tham gia bảo hiểm và số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ tăng, tất yếu kéo theo sự tăng lên của doanh thu phí. Doanh thu phí bảo hiểm ngày càng tăng qua các năm đây là một xu hướng phát triển tốt. Năm 1999 doanh thu của nghiệp vụ này mới chỉ là 505 triệu thì tới năm 2000 doanh thu phí tăng lên của nghiệp vụ này tăng lên là 650 triệu tăng so với năm 1999 là 145 triệu với tốc độ tăng tương ứng là 28,7% .

Năm 2003, doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ tăng mạnh lên con số 1.224 triệu tăng so với năm 2002 là 272 triệu tương ứng với tốc độ tăng 28,8 % , năm 2003 được đánh giá là năm có doanh thu phí, số hợp đồng là cao nhất. Nguyên nhân của điều này phần nhiều là do số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, họ vốn đã quen với tập quán tham gia bảo hiểm nên khi vào Việt Nam triển khai hoạt động kinh doanh họ rất mong muốn được bảo hiểm cho rủi ro gián đoạn kinh doanh. Do đó khi tham gia bảo hiểm cháy, họ đã yêu cầu Bảo Việt Hà Nội bán kèm cho họ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. Phần còn lại là do một vài năm trở lại đây Bảo Việt Hà Nội đã chú ý hơn trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này.

Song, chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng lại có xu hướng giảm nhẹ, là do số tiền bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng giảm, đó thực sự là một điểm hạn chế mà Bảo Việt Hà Nội cần khắc phục trong thời gian tới.

Thực tế là từ, khi triển khai tới nay, hầu như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay một số ít các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng lớn tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này nhưng còn rất ít. Phần lớn được cấp thông qua môi giới hoặc do yêu cầu của khách hàng. Điều này dẫn tới số đơn và số phí bảo hiểm thu về còn chưa nhiều, chưa thực sự đáp ứng được quy luật số lớn cũng như chưa phát huy hết được tác dụng và sư cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo hiểm này. Điều này có thể thấy rõ qua số liệu bảng 3.

Bảng 3:Tỷ trọng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003).

Năm

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003

1. Tổng doanh thu của toàn công ty (Tr.đ). 74.86 6 75.71 1 82.57 0 95.10 0 131.2 1 2. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm gián

đoạn kinh doanh sau cháy (Tr.đ).

505 650 824 952 1224

3. Doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm ký với doanh nghiệp trong nước (Tr.đ).

24 38 23 42 68

4. Doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm ký với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (Tr.đ).

481 612 801 910 1056

5. Doanh thu của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy / tổng doanh thu của toàn công ty (%).

0,68 0,86 0,998 1 0,933

6. Doanh thu từ các hợp đồng ký với doanh nghiệp trong nước / doanh thu của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy (%).

4,75 5,85 2,79 4,41 5,56

7. Doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm ký với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài / doanh thu của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy (%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

95,24 94,15 97.21 95,59 94,44

( Nguồn số liệu: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp – Bảo Việt Hà Nội ) Qua số liệu bảng 3, ta thấy doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với tổng doanh thu của Bảo Việt Hà Nội.

- Năm 1999, sau 5 năm triển khai doanh thu phí của nghiệp vụ mới chỉ chiếm có 0.68% doanh thu của toàn công ty. Một con số quá ư là khiêm tốn.

- Năm 2002 là năm có tỷ lệ doanh thu cao nhất thì cũng chỉ chiếm có 1.001 % số phí thu được là với số phí thu được là 952 triệu đồng trên tổng số 81 hợp đồng khai thác được. Trong khi doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy

trung bình chiếm khoảng 8.5 - 9% doanh thu toàn công ty với số hợp đồng khai thác được trung bình trong năm năm gần đây là hơn 300 hợp đồng / 1 năm . So với số thu từ nghiệp vụ bảo hiểm cháy thì những con số thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thực sự là khiêm tốn.

Bên cạnh dấu hiệu khả quan là doanh thu phí có xu hướng ngày càng tăng theo các năm triển khai song con số tăng lên chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố bên

Một phần của tài liệu Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003) (Trang 36)