- Tổ đầu tư: + Lập hồ sơ mời thầu
3. Kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp ở các Công ty khác
Quản lý dự án là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại, đặc biệt là đối với những dự án lớn, phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng. Và thuê tư vấn quản lý dự án rất có lợi nên các nước trên thế giới đều áp dụng hình thức này. Các nhà tư vấn có tính chuyên nghiệp cao, có tập thể cán bộ năng lực đảm bảo việc quản lýmột dự án với nhiều giai đoạn khác nhau. Mặc dù đều áp dụng hình thức tư vấnquản lý dự án nhưng với mỗi nước lại có những quy định và cách thức thực hiện riêng.
Tại Trung Quốc, sau khi chuyển đổi hoạt động tư vấn xây dựng theo cơ chế thị trường, người ta rất coi trọng hình thức tư vấn quản lý dự án độc lập mà họ gọi là “chế độ giảm lý công trình”. Áp dụng theo thông lệ quốc tế, Bộ xây dựng Trung Quốc đã quy định cụ thể về việc những dự án đầu tư xây dựng sự dụng vốn nhà nước đều phải uỷ thác cho đơn vị giám lý làm quản lý dự án, đồng thời quy định cụ thể các vấn đề khác liên quan như hợp đồng uỷ thác giám lý, nội dung và căn cứ để giám lý, yêu cầu về năng lực và đạo đức nghệ nghiệp của đơn vị giám lý, trách nhiệm của đơn vị giám lý khi vi phạm hợp đồng. Còn ở một số nước tiên tiến ngoài những quy định về nội dung của hoạt động tư vấn quản lý dự án, còn cấp chứng chị “trong sạch” nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà tư vấn. Đây là một kinh nghiệm Việt Nam cần học nhưng để làm được điều đó không phải dễ, bởi thế cần sự nỗ lực, quyết tâm của cả nước.
Nê Pan: Chính phủ chỉ giữ vai trò khách hàng và bảo hộ những lợi ích công khi đóng vai trò soạn thảo chính sách và chức năng giám sát. Đồng thời một uỷ ban phụ trách ngành dịch vụ tư vấn bao gồm đại diện của chính phủ và ngành tư vấn được thành lập. Như vậy Việt Nam cần
học hỏi kinh nghiệm quản lý dự án của các nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là Việt Nam tiếp nhận phương thức quản lý dự án một cách chủ động hay một cách tư nhiên cùng với quá trình giao lưu với bên ngoài. Hiển nhiên là phương án thứ nhất là tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy hết cả mặt được và chưa được của xu hướng này cũng như khoảng cách và những thách thức khi chúng ta lựa chọn các giải pháp áp dụng quản lý dự án một cách chủ động.
Một số khảo sát được tiến hành về tỷ lệ thành công của các dư án như sau:
- Trên một nửa các dự án nhằm đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh gặp thất bại.
- Chỉ có hơn một phần ba các ý tượng dự án về kinh doanh sự dụng Thương mại điện tử gặt hái được kết quả như mong muốn.
- Rất nhiều dự án về cải tiến hệ thống phải tiêu tốn hơn mức ngân sách dự kiến và phải kéo dài thời gian thực hiện.
- Rất nhiều dự án trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng tạo ra nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến và đem lại ít kết quả và lợi ích hơn so với kế hoạch đặt ra ban đầu.