Đánh giá tác động của việc thực hiện CEPT-AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam từ

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AFTA (Trang 42 - 44)

III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AFTA

4.Đánh giá tác động của việc thực hiện CEPT-AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam từ

nền kinh tế Việt Nam từ khi bắt đầu thực hiện CEPT- AFTA:

Việt Nam bắt đầu thực hiện CEPT-AFTA từ năm 1996-1999, việc thực hiện CEPT của ta chỉ trong phạm vi lịch trình giảm thuế

của các sản phẩm trong Danh mục IL và loại bỏ hạn chế số lượng đối với những sản phẩm đó.

Có thể nói là việc thực hiện cắt giảm thuế này cho đến nay chưa ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế về mọi khía cạnh : Ngân sách, Thương mại xuất nhập khẩu, sản xuất, cạnh tranh đối với những sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp, nông nghiệp vì các lý do:

Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan ngay IL của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất dưới 20%, cơ bản là các mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất. Những mặt hàng có thuế suất cao hơn 20% bao gồm những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như dệt, may, điện tử... Những SFCN quan trọng khác thì chưa đưa vào cắt giảm ngay.

Mặc dù có những mặt hàng đã đưa vào thực hiện CEPT, nhưng ta vẫn còn thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế phi thuế quan (trong vòng 5 năm sau khi đưa vào CEPT) nên vẫn có thể khống chế được lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Trong khi đó đối với ta việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan mới tác động nhiều tới việc hạn chế nhập khẩu.

Hầu hết các mặt ngành công nghiệp cần bảo hộ đều được đưa vào Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) để có thời

gian cắt giảm thuế dài hơn: bắt đầu từ 1999-2003, chẳng hạn như: ô tô, xe máy, các sản phẩm cơ khí thông dụng...Hoặc vẫn còn được giữ lại trong Danh mục GE.

Việc áp dụng giá tính thuế tối thiểu vẫn được duy trì đối với 15 nhóm mặt hàng nên không tác động tới sự ổn định của thu Ngân sách.

(Nguồn: Bộ tài chính, vụ quan hệ quốc tế)

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AFTA (Trang 42 - 44)