C Dạy bài mớ
c) Hoạt động 3: Bài tập 3/Trang
* Mục tiêu : biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai chỗ.
* Tiến hành :
− GV lưu ý HS : Đoạn văn có 3 dấu phẩy đặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại. GV cho HS làm bài cá nhân vào VBT, phát bảng phụ cho 2 HS làm, sau đó trình bày kết quả.
− HS làm bài cá nhân vào VBT, 2 HS thực hiện trên bảng phụ, sau đó đó trình bày kết quả.
Các câu văn dùng sai dấu phẩy Sửa lại
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
Bỏ dấu phẩy dùng thừa. Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp
cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ- lim, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ- lim, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta
phải nhờ sự … Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự …
3) Củng cố, dặn dò
− Gọi HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy. − 2 HS nhắc lại. − Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết học
sau tiếp tục Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy). − HS chú ý lắng nghe, thực hiện.
TUẦN 31
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 02 tháng 04 năm 2010 Phân môn : Tập làm văn
Tiết : 62 Bài :
I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
− Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
− Bảng lớp viết 4 đề bài.
− Một số tranh ảnh : cảnh một ngày mới bắt đầu ; một đêm trăng đẹp ; một trường học ; một khu vui chơi, giải trí.
− 4 bảng phụ để HS lập dàn ý 4 đề bài.
III – CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
Hỏi đáp, trực quan, thi đua, giảng giải, luyện tập - thực hành.
IV – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A - Ổn định
B - Kiểm tra bài cũ
− GV yêu cầu HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh mà em đã đọc hoặc đã viết trong HKI – BT1, tiết TLV trước.
Một số HS trình bày trước lớp.
− GV nhận xét, đánh giá.
C - Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1 : Bài tập 1/Trang 134
* Mục tiêu : Lập được dàn ý bài văn miêu tả. * Tiến hành :
Chọn đề bài :
− GV giới thiệu 4 cảnh như đề bài, các em
chỉ chọn 1 trong 4 đề bài để lập dàn ý. − HS quan sát và tìm hiểu tranh, lưu ý trước khi làm bài.
− GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. − HS nói đề bài mà mình chọn.
Lập dàn ý :
− Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK. − 1 HS đọc các gợi ý 1, 2. − GV cho HS làm bài cá nhân, phát bảng phụ
cho 4 HS làm. − HS làm bài cá nhân vào VBT, 4 HS làm bài vào bảng phụ.
− GV yêu cầu HS trình bày trong nhóm đôi. − 2 HS đối mặt nhau thành nhóm đôi để nói nhau nghe dàn ý vừa lập.
b) Hoạt động 2 : Bài tập 2/Trang 134
* Mục tiêu : Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
* Tiến hành :
− GV cho HS trình bày dàn ý trước lớp bằng
hình thức thi đua. − Từng cặp HS đọc dàn ý của bài văn trước lớp.
− GV cùng HS nhận xét, đánh giá. − Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Ví dụ : Dàn ý bài văn Trường em trước buổi học