32các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o

Một phần của tài liệu luận văn đề tài định hướng lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm trà ngọc linh (Trang 31 - 32)

các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ đ 29o đến 11o Bắc.

Sự phát triển của cây Chè Việt Nam a/ Thời kỳ trước năm 1882

Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình:

- Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè dồng bằng sông Hồng ở Hà đông, chè đồi ở Nghệ An.

- Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà ...

b/ Thời kỳ 1882-1945

Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công nghiệp; chè đen công nghệ truyền thống OTD, và chè xanh sao chảo Trung Quốc. Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng 6.000 tấn chè khô/năm.

c/ Thời kỳ độc lập (1945- nay)

Sau 1954, Nhà nước xây dựng các Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đến hết năm 2002, tổng diện tích chè là 108.000 ha, trong đó có 87.000 ha chè kinh doanh. Tổng số lượng chè sản xuất 98.000 tấn, trong đó xuất khẩu 72.000 tấn đạt 82 triệu USD.

Các vùng Chè ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông nam á, cái nôi của cây chè.

- Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi dào 1700-2000 mm/năm. nhiệt độ 21-22,6 0C, ẩm độ không khí 80-85 %. Đất đai trồng chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ.

- Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.5 0;, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300 m, vùng giữa 300-600 m, vùng cao 600-trên 1000 m, nên chất lượng chè rất tốt.

- Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm được chè xanh và chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra còn những giống chè tốt làm chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.

( Trích từ "Cây chè Việt Nam" của tác giả Đỗ Ngọc Quỹ & Nguyễn Kim Phong )

Trương

Minh

Chiến

losedtales@yahoo.com

CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Website: www.griggs.edu.vn Email: gamba@griggs.edu.vn

31/ 32

Một phần của tài liệu luận văn đề tài định hướng lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm trà ngọc linh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)