2.3.2.1. Hạn chế
a. Quy mô huy động vốn còn thấp
Huy động vốn của SHB đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về qui mô, tuy nhiên chính sách huy động vốn vẫn chưa đầy đủ đồng bộ, vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức. Mặt khác việc tăng trưởng nguồn vốn huy động sẽ ngày càng khó khăn hơn do những ảnh hưởng của mô trường kinh tế vĩ mô, việc tham gia của các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong huy động vốn như bảo hiểm, bưu điện…,các ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động như quầy tiết kiệm, phòng giao dịch, chi nhánh cấp hai… vì thế SHB sẽ phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh gay gặt giữa các NHTM trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh ở các khu vực có môi trường kinh doanh thuận lợi để huy động vốn, mở rộng cho vay, cung cấp các sản phẩm tiện ích tới khách hàng. Hơn nữa địa bàn hoạt động là nơi tập trung của rất nhiều ngân hàng, do vậy sự cạnh tranh càng gay gắt hơn, đòi hỏi ngân hàng phải khắc phục được những hạn chế đó.
Hoạt động dịch vụ tuy có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm trước song thu dịch vụ của ngân hàng chủ yếu tập trung tại sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ. Các sản phẩm mới tuy đã triển khai nhiều nhưng kết quả còn hạn chế cần phải tích cực trong tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo để các doanh nghiệp, cá nhân thấy được những mặt tích cực, thuận tiện của các sản phẩm mới.
Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được ngân hàng nỗ lực giải quyết tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng tín dụng ngân hàng phải quan tâm hơn nữa đến chất lượng tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo ngân hàng phải có tầm nhìn xa hơn. Trong đó vai trò của cán bộ có ý nghĩa quan trọng nhất, cán bộ phải theo sát khách hàng và nắm được những biến động của khách hàng sớm nhất, kịp thời báo cáo khi có sự cố phát sinh để có hướng xử lí hiệu quả nhất.
b. Cơ cấu huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao
Cơ cấu nguồn vốn theo loại ngoại tệ và theo thời hạn huy động còn chưa hợp lí: Huy động TG ngoại tệ và TG ngắn hạn có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào có xu hướng thu hẹp dần làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một số hình thức huy động đưa ra nhưng không mang lại hiệu quả, ví dụ như tiết kiệm tích luỹ là một thất bại trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
c. Chi phí huy động
Mặc dù có sự điều chỉnh tăng lãi suất tuy nhiên do ngân hàng còn thực hiện điều chuyển vốn nội bộ do đó lãi suất huy động thực tế của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng khác, làm ảnh hưởng tới hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng.
d. Một số hạn chế khác làm ảnh hưởng tới huy động vốn
Ngoài ra còn một số hạn chế khác như: đội ngũ cán bộ trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều nên còn hạn chế trong giao tiếp, đa phần chỉ mới tập trung vào hoàn thành hoạt động hàng ngày được giao, chưa chủ động trong tiếp thị khách hàng mới; Các hoạt động đoàn thể chưa phát huy được vai trò của mình,chưa tạo được nề nếp sinh hoạt mang tính trong phong trào cho cán bộ ngân hàng, tinh thần đoàn kết, trao đổi học hỏi chỉ hạn chế trong từng phòng, tổ. Những điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
a. Nguyên nhân chủ quan
- Mạng lưới huy động đã được mở rộng nhưng còn mỏng so với ngân hàng bạn, các quận mới thành lập và các khu công nghiệp còn chưa có điểm huy động vốn, chưa có địa điểm trung tâm để thu hút khách hàng.
- Các hình thức huy động còn ít, chưa thật sự đa dạng để cho khách hàng lựa chọn. - Ngân hàng cần thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và đúng đắn hơn. Trong thời gian qua, ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách lãi suất của mình, song cũng chỉ dừng lại ở mức tương đối. Trên cơ sở tham khảo lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn là chính, ngân hàng đưa ra lãi suất mà không dựa trên phân tích lãi suất đầu vào, đầu ra một cách có hiệu quả. Nếu ngân hàng xây dựng được một hệ thống có thể phân tích đầu vào, đầu ra nhanh chóng, kịp thời để từ đó đưa ra các quyết định về lãi suất một cách chính xác, đúng đắn thì ngân hàng vừa đảm bảo thu hút được nhiều vốn đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
- Dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, đa dạng, chưa có sản phẩm đặc biệt để tạo nên sự riêng biệt, cạnh tranh với các ngân hàng khác.
- Việc nắm bắt thông tin về khách hàng và bạn hàng còn ít, chưa nắm bắt kịp thời nên xử lí còn lúng túng dẫn đến mất thời cơ hoặc ảnh hưởng đến lợi ích trong kinh doanh.
- Cán bộ của ngân hàng đa số là cán bộ trẻ, có trình độ song còn thiếu kinh nghiệm, khả năng phân tích, tổng hợp còn hạn chế.
- Tuy đã nhận thức rõ được chiến lược khách hàng nhưng việc đầu tư vật chất, trí tuệ cho tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường còn chưa thoả đáng.
- Chính sách giá cả chưa thật sự mềm dẻo để có thể đồng thời cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng bằng cả lãi suất và chất lượng dịch vụ.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn do toàn bộ trụ sở phải đi thuê, nhiều địa điểm huy động còn chật chội ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cán bộ cũng như chất lượng, hiệu quả công việc.
Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng nguồn vốn và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, vấn đề đặt ra là phải là phải tăng cường huy động vốn, sử dụng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từng bước thực hiện kế hoặch phát triển bền vững và hội nhập mà ngân hàng đã đề ra.
b. Nguyên nhân khách quan • Môi trường kinh tế
Do đặc điểm địa bàn Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, hầu hết các công ty doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty lớn, các ngành mũi nhọn đều tập trung tại đây nên nhu cầu tín dụng là rất lớn. Đây cũng là địa bàn tạp trung khá đông dân cư, đầy đử các tầng lớp, thu nhập trung bình của dân cư cũng cao hơn các nơi khác nên huy động vốn của ngân hàng vẫn đạt kết quả khả quan. Song do diễn biến kinh tế thế giới phức tạp , sự khó khăn chung của nền kinh tế trong nước, rồi dịch bệnh thiên tai khiến cho thu nhập người dân có đôi phần giảm sút làm quy mô huy động vốn của SHB vẫn đang còn thấp.
• Cạnh tranh
Trên địa bàn Hà Nội, số lượng các tổ chức tín dụng tập trung rất đông, các ngân hàng khác mở rộng mạng lưới chi nhánh nhanh, hiện đã có khoảng 100 chi nhánh cấp một của các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động tại Hà Nội. Mức cạnh tranh cao, một số ngân hàng dùng các biện pháp cạnh tranh khốc liệt để phát triển khách hàng. Về dài hạn ngân hàng sẽ có các chính sách để nâng cao tỷ lệ vốn trung và dài hạn, đặc biệt là hình thức phát hành trái phiếu.
• Diễn biến lãi suất
Mặt bằng lãi suất chung vấn đang ở mức cao trên thị trường, gây khó khăn trong việc huy động vốn tiết kiệm vốn từ dân cư, đặc biệt là đối với nguồn vốn trung và dài hạn luôn đỏi hỏi lãi suất cao hơn nguồn ngắn hạn. Lãi suất đầu vào cao cũng
kéo theo lãi suất đầu ra tăng tương ứng. Mức chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào của SHB tuy đã tăng nhưng thấp hơn so với toàn hệ thống.
• Môi trường xã hội
Hà Nội là địa bàn có mật độ dân cư cao, trình độ dân cư nói chung là cao, họ hiểu biết và nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những lĩnh vực mới đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Khác với nhiều nơi khác ở nông thôn vẫn còn tồn tại tâm lý giữ tiền trong nhà thay vì gửi tiền vào ngân hàng hay đi đầu tư và các thị trường khác, người dân Hà Nội có vốn nhàn rỗi thường chọn cách gửi tiền vào ngân hàng hay đên đi đầu tư trực tiếp. Như vậy chỉ cần người dân có tiền tiết kiệm đồng thời ngân hàng đáp ứng đước các nhu cầu của họ thì tất yếu họ sẽ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là tiết kiệm, mua cổ phiếu hay trái phiếu của ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ dễ dàng thành công khi khai thác các dịch vụ mới tới khách hàng. Tại SHB, các dịch vụ chăm sóc khách hàng còn kém nên chưa tận dụng được tối đa ưu thế này.
Tóm lại: Qua phân tích thực trạng về huy động vốn tại SHB, ta thấy SHB đã đạt được nhiều thành tích trong huy động vốn trong suốt giai đoạn 2007 -2009. Bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt yếu kém cản trở đến sự phát triển lành mạnh và an toàn của vốn. Và dưới đây là đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới huy động vốn tại ngân hàng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
3.1. Định hướng huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội 3.1.1. Mục tiêu dài hạn của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn
- Nguồn vốn tăng đều về quy mô, cơ cấu phù hợp với tình hình phát triển và quy mô hoạt động của ngân hàng.
- Nâng cao tỷ trọng nguồn vốn của TCKT, tránh sự mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nhằm giảm thiểu rủi ro.
- Nâng cao tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ, có sự cân đối giữa ngoại tệ và nội tệ phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của ngân hàng .
- Ngân hàng cần tìm những nguồn vốn có chi phí phù hợp nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
3.1.2. Định hướng đổi mới huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội
Xuất phát từ mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng và những điều kiện, khả năng hiện có, thêm vào đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và các TCTC khác đòi hỏi ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, định hướng huy động vốn của ngân hàng trong những năm tới là:
- Một là mạng lưới huy động: Tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng huy động vốn trên địa bàn, mở rộng mạng lưới huy động, duy trì mở rộng mối quan hệ, gia tăng khách hàng ở mọi thành phần kinh tế nhằm thu hút nguồn tiền gửi.
- Hai là hình thức huy động: Phải đổi mới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng .
- Ba là chính sách lãi suất: Sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt trên cơ sở diễn biến lãi suất trên thị trường.
- Bốn là chi phí huy động: Tìm những nguồn vốn có chi phí huy động thấp và hợp lí phù hợp với tình hình kinh doanh của ngân hàng .
Tuy nhiên các định hướng kế hoặch về mở rộng huy động vốn phải được xuất phát từ các yêu cầu sau:
- Hoạt động quản lý nguồn vốn của ngân hàng phải quán triệt quan điểm phát huy nội lực.
- Coi khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo nhiều kênh khác nhau vừa là nhiệm vụ lâu dài vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình thế hiện nay.
- Gắn chiến lược tạo nguồn với chiến lược sử dụng nguồn trong một tổng thể đồng bộ.
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
3.2.1. Đổi mới các biện pháp nhằm phát triển nguồn vốn theo một cơ cấu phù hợp
Biện pháp đầu tiên cần đổi mới là phải đánh giá một cách chi tiết tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn, xu hướng biến động của chúng và tìm ra nguyên nhân dẫn đến xu hướng biến động đó thật hiệu quả. Ngân hàng cũng phải chủ động xây dựng cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn để từ đó có kế hoặch cụ thể về nhu cầu vốn. Trên cơ sở đó, ngân hàng lập chiến lược huy động vốn với những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng.
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Để cải thiện quy mô nguồn vốn huy động, tăng tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn từ các TCKT, vốn ngoại tệ đồng thời thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng quy mô nguồn vốn kinh doanh, ngân hàng cần đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng bởi mỗi đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau. Đa dạng hóa hình thức huy
động cụ thể là đa dạng hóa kỳ hạn gửi tiền, hình thức gửi tiền, cũng như phát triển các công cụ huy động vốn khác.
- Đa dạng hóa kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm: Không chỉ dừng lại việc chỉ có tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn theo kiểu 3 tháng ,6 tháng ,1 năm …Ngân hàng cần có giải pháp tự động chuyển hóa tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân.Ví dụ những người đã gửi tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm có thể là 2 tháng, 3 tháng , 4 tháng….không cần theo quý, 6 tháng , 1 năm như hiện tại. Linh hoạt về kỳ hạn cũng là một sự hấp dẫn gửi tiền.
- Áp dụng linh hoạt hình thức gửi nhiều lần lấy trọn gói 1 lần, tiết kiệm gửi góp, lãi suất tính theo từng lần gửi. Thực hiện cách này là ngân hàng giúp dân tích lũy tiền.
- Đưa ra các hình thức tiết kiệm bằng USD, tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm có đảm bảo vàng. Tâm lí của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng là sợ rủi ro mất giá, trượt giá đồng tiền.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đa dạng về kỳ hạn, về mệnh giá, về đồng tiền, phương thức trả lãi, linh hoạt về hình thức chiết khấu. Ngân hàng có thể đưa ra phát hành trái phiếu nhiều kỳ hạn theo thông lệ quốc tế 6,7,..10 năm hoặc có thể dài hơn song phải đảm bảo nguyên tắc thời hạn càng dài lãi suất càng cao và phải có các phương an kinh doanh có lãi. Hoặc đưa ra hình thức mua kỳ phiều ở một nơi có thể chiết khấu ở nhiều nơi..
- Phát triển, mở rộng các tài khoản cá nhân, tài khoản phát hành séc, nghiên cứu và đưa ra các hình thức tiết kiệm mới để cạnh tranh với các TCTD khác và các tổ chức huy động tiền gửi như công ty bảo hiểm, bưu điện …như tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm học đường …
+ Tiết kiệm tuổi già: Đây là hình thức tương tự như bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Hình thức tiết kiệm tuổi già cùng với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
+ Tiết kiệm nhà ở: Những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà nhưng nguồn tài chính có hạn gưởi dần tích lũy được vào ngân hàng đến lúc nào đó có thể