Gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu tới nền kinh tế Việt Nam (Trang 34 - 42)

2. Một số chính sách kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam 2008-

2.3.Gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam

Chính sách kích cầu ở Việt Nam được đưa ra trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến hết sức phức tạp. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu xuất hiện từ đầu năm 2008 và chính thức bùng nổ vào cuối quý 3-2008 với sự kiện phá sản của Leman Brother ngày 15-9-2008. Cuộc khủng hoảng này đã kéo theo sự suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với nền kinh tế có mức độ hội nhập ngày càng sâu đối với quốc tế, Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế như đã nói ở phần trên. Trước đó, trong giai đoạn 2007- 2008, Việt Nam đã phải trải qua một thời kì lạm phát cao, lãi suất có lúc cao đến mức kỉ lục (21%) gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp có hiệu quả(8 nhóm giải pháp) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ

mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng bền vững đồng thời giữ được tốc độ tăng trưởng khá năm 2008( khoảng 6,7%).

Cuối năm 2008, tổng hợp tình hình trong nước cũng như thế giới. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2008-2009. Trong đó, mục tiêu kinh tế của Việt Nam đặt ra trong năm 2009 là GDP tăng 6,5%, xuất khẩu tăng 13%, đầu tư toàn xã hội đạt 39,5% GDP, lạm phát dưới 15%, thâm hụt ngân sách nhà nước(NSNN) 4,82% GDP. Tuy nhiên, do tình hình có nhiều biến đổi, đến nửa cuối tháng 6-2009, các mục tiêu này đã được điều chỉnh. Theo Nghị quyết Quốc hội ngày 19-6-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh giảm xuống còn 5%, xuất khẩu chỉ tăng 3%, CPI tăng dưới 10%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại không điều chỉnh trong khi yhaam hụt NSNN được điều chỉnh lên 7% GDP.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, ngày 11-2-2008, Chính phủ đã có Nghị quyết số 30 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó Chính phủ chủ trương đẩy mạnh biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng vì như thế sẽ tháo gỡ được ‘‘nút thắt’’ của nền kinh tế hiện tại đồng thời có thể phối hợp và đẩy mạnh hiệu quả đối với các giải pháp khác. Để thực hiện giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành các gói kích thích kinh tế(các gói kích cầu) với tổng giá trị hơn 160.000 tỷ VNĐ(tương đương 9 tỷ USD) tính đến thời điểm tháng 5/2009. Nguồn kinh phí để thực hiện các gói kích cầu này sẽ được trích từ ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản hằng năm, trái phiếu Chính phủ, dự trữ ngoại tệ và vốn ODA.

Nội dung chính sách kích cầu của Chính phủ

Gói kích cầu thứ nhất: Trong giai đoạn 2008-2009, Chính phủ đã ban hành gói kích thích kinh tế thứ nhất. Gói kích cầu này được ban hành vào quý I và quý II năm 2009. Xét theo nội dung, có thể nói gói kích cầu thứ nhất gồm bốn gói nhỏ, gồm (1) gói hỗ trợ lãi suất 4%(17.000 tỉ VNĐ) được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 131/QĐ-TTg(tháng 1/2009) về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá

nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh; (2) gói hỗ trợ tiêu dùng(hỗ trợ hộ nghèo ăn tết, mỗi hộ một triệu đồng, miễn thuế thu nhập cá nhân); (3) gói hỗ trợ đầu tư(giảm, miễn, hoãn thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Việt Nam, cho nông dân vay không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp); (4) đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản (kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên, khu chung cư cho người thu nhập thấp). Gói kích cầu của chính phủ bao gồm bảy mục chính:

- Hỗ trợ lãi suất vay tín dụng(khoảng 17000 tỷ đồng)

-Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước( khoảng 3400 tỷ đồng), ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách(khoảng 37200 tỷ đồng)

- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 (khoảng 30200 tỷ đồng) - Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ ( khoảng 20000 tỷ đồng)

- Thực hiện chính sách giảm thuế ( khoảng 28000 tỷ đồng)

- Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp ( khoảng 17000 tỷ đồng) - Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội ( khoảng 7200 tỷ đồng).

Ngày 15/01/2009 Chính phủ đã quyết định các phương án sử dụng khoản kích cầu 1 tỷ USD ( 17000 tỷ VNĐ) để hỗ trợ 4% lãi suất vốn vay cho một số đối tượng doanh nghiệp. Ngày 4/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn và sẽ được Nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm trong khoảng thời gian tối đa 24 tháng, với tổng số lãi được hỗ trợ là 20000 tỷ VNĐ.

Chính phủ cũng thiết lập cơ chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp. Đồng thời Chính phủ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế, và kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu. Đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời phát triển mạng

lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu. Về chính sách tài chính, tiền tệ, sẽ tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Chính phủ sẽ điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Về bản chất,tuy không hẳn là gói kích cầu như ở nhiều nước khác nhưng gói kích thích kinh tế năm 2009 (gói 1) vẫn dựa trên việc nới lỏng cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bao gồm cả tăng tín dụng, giảm lãi suất, tăng chi tiêu NSNN và giảm thuế.

Thứ nhất, trong chính sách tài khóa, kích thích tiêu dùng nội địa là một mục tiêu quan trọng hàng đầu. Kích thích tiêu dùng thành công sẽ trực tiếp giải tỏa bớt khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong giai đoạn suy giảm kinh tế, đó là sự sụt giảm của nhu cầu hàng hóa cả trên thị trường trong nước và quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm mặt hàng và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân trong năm tháng đầu năm 2009. Bên cạnh đó, về thuế khóa, Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm miễn, giảm, và giãn thuế nhằm tháo gỡ bớt các khó khăn cho các doanh nghiệp. Đó là việc giảm và hoàn 90% thuế VAT cho doanh nghiệp; trong quý 4/2008 và cả năm 2009, Chính phủ còn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời giãn thuế trong thời gian 9 tháng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặt khác, trong việc tăng chi tiêu và đầu tư của khu vực công, Chính phủ đã cho tiếp tục trở lại các dự án đầu tư công đã tạm dừng giữa năm 2008; cho triển khai các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, ký túc xá dành cho sinh viên, tiếp tục đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản… Ngoài ra, Chính phủ đã cho phép mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1500 tỉ đồng… Tính đến đầu tháng 10-2009, tổng số vốn NSNN đã ứng trước kế hoạch năm 2009 được hoãn thu hồi là 3.400 tỉ đồng(100%). Vốn ứng trước kế hoạch 2010-2011 cho các chương trình dự án đến ngày 30-6-2009 là 15.492 tỉ đồng vốn ứng trước năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỉ đồng(47%); tổng vốn ứng trước cho kiên cố hóa kênh mương, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ

doanh nghiệp duy trì lao động…khoảng 37.100 tỉ đồng (99,7%). Nguồn vốn NSNN kế hoạch năm 2008 được kéo dài giải ngân đến hết tháng 6-2009 thực hiện khoảng 22.000 tỉ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 8-2009 đạt 4.500 tỉ đồng(60%). Vốn phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ, ước đến hết tháng 9-2009 giải ngân được khoảng 10.000 tỉ (50%). Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công. Tổng thu ngân sách được miễn, giảm, giãn đến hết 7-2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ước cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng ước khoảng 2000 tỉ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế như vậy nhưng Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu NSNN năm 2009 vẫn vượt khoảng 2,9% so với dự đoán.

Thứ hai, trong chính sách tiền tệ, Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng nhiều biện pháp. Trong các biện pháp này, nổi bật nhất và hiệu quả nhất có lẽ là chính sách bù 4% lãi suất vay ngắn hạn ngân hàng. Chính sách này được ban hành theo Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư số 02/2009/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, bù lãi suất cho vay, mức 4%/năm trên số tiền vay cho khách hàng (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân…) vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh( trừ 13 lĩnh vực, ngành không được bù LS). Thời hạn là 8 tháng với khoản vay được kí và giải ngân từ 1-2-2009 đến 31-12-2009. Đến kì thu lãi, NH giảm trừ 4% sau đó NHNN sẽ hoàn lại số tiền này cho NH. Không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ. Các NH thực hiện bù LS gồm: NH thương mại nhà nước, NH cổ phần, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, NH 100% vốn nước ngoài và quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Mục tiêu của chính sách

này là giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh giảm giá thành sản phẩm, duy trì hoạt động và tạo việc làm. Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện giảm lãi suất cơ bản , giảm lãi suất chiết khấu… Theo đó, trần LS cho vay còn 10,5%/năm, giảm 50% so với trần lãi suất cho vay cách đó hơn 6 tháng. NH áp dụng cơ chế LS thỏa thuận đối với nhu cầu vay tiêu dùng. LS vay tiêu dùng không bị khống chế bởi trần LS cho vay. Thực hiện bảo lãnh tín dụng : từ 10-2, NH phát triển VN thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp được bảo lãnh có vốn tối đa 20 tỉ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động. tính đến 24-9-2009, vốn tín dụng theo quyết định 131 ngày 23/1/2009 của Thủ tướng(gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng(95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỉ đồng(59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 khoảng 10.000 tỉ đồng(59%).

Thứ ba, trong chính sách thương mại, Chính phủ cũng đã có một số biện pháp nhằm khuyến khích hàng xuất khẩu. Trước hết, là việc nới lỏng biên độ và điều chỉnh tỉ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn, thực hiện chính sách giảm giá VNĐ, bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã chi ngân sách hỗ trợ 64 tỉ VNĐ cho việc xúc tiến thương mại…

Thứ tư, cuối cùng thì Chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng chính sách thu nhập nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Đó là các biện pháp như: trợ cấp cho công chức lương thấp, trợ cấp tiền hỗ trợ người nghèo ăn tết, tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, hỗ trợ lao động thất nghiệp, tăng lương cơ bản…

Như vậy ta thấy gói kích cầu thứ nhất tập trung ở gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4%. Tuy nhiên, xét về thực chất, đây là gói ‘‘giải cứu’’ chứ không phải là gói kích cầu. Gói này đã giải thoát nhiều doanh nghiệp khỏi tình trạng ‘‘ách tắc’’ lưu thông vốn do gánh nặng nợ xấu( nợ không trả được do lãi suất vay quá cao năm 2008). Qua đó, kích hoạt nền kinh tế, giúp cho các doanh nghiệp và ngân hàng thoát khỏi ‘‘điểm

chết’’, ‘‘giải cứu’’ nền kinh tế. Đây lầ gói kích cầu mang tính chất ngắn hạn, có tác dụng giải cứu nền kinh tế thoát khỏi điểm chết. Tuy nhiên, xét trong dài hạn, gói kích cầu này làm tăng nguy cơ lạm phát cao như giai đoạn 2007-2008, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững cũng như quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế. Do vậy, trong quá trình vận dụng cần hết sức thận trọng nhằm tránh những hậu quả về lâu dài cho nền kinh tế.

Gói kích cầu thứ hai: Cuối năm 2009, Chính phủ ban hành thêm gói kích cầu thứ hai. Gói kích cầu này là sự tiếp nối của gói kích cầu thứ nhất, liên kết hai mục tiêu ngắn hạn trung hạn của nền kinh tế. Gói kích cầu thứ hai bao gồm những nội dung cơ bản về tài khóa và tiền tệ. Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu; giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế đến hết quý 1/2010. Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp nói riêng với các khoản vay giải ngân đến hết năm 2010 bù lãi suất cho vay ngắn hạn trong một số lĩnh vực trong nền kinh tế đến hết quý 1/2010 (sau đó tùy tình hình thực tế sẽ tiếp tục quyết định duy trì bù lãi suất hay không). Mức bù lãi suất tín dụng giảm xuống 2%/năm so với mức 4%/năm hiện tại với hầu hết các đối tượng và đối tượng bù lãi suất sẽ chọn lọc và bó gọn trong các ngành sử dụng nhiều lao động và hướng đến xuất khẩu. Ngoài các nguồn vốn tiếp tục huy động trong năm 2010 cho gói kích cầu thứ hai, một số nguồn vốn trong gói thứ nhất chưa sử dụng hết trong năm 2009(ước tính mới nhất sau khi loại trừ các khoản chi ngân sách thường xuyên, tổng giá trị gói kích cầu thứ nhất là 122.000 tỉ VNĐ ( 6,9 tỉ USD) và hết năm 2009 dự kiến thực hiện được khoảng 100.000 tỉ VNĐ (5,7 tỉ USD). Với gói bù lãi suất tín dụng, ước tính trong năm 2009 sử dụng hết 10.000 tỉ VNĐ và còn 8.000 tỉ VNĐ có thể sử dụng cho hoạt động bù lãi suất trong năm 2010.

Gói kích cầu thứ hai mang tính chuyển tiếp giữa thời kì suy giảm kinh tế và thời kì suy giảm kinh tế và thời kì hồi phục với nhiều thách thức. Tính chuyển tiếp thể hiện ở khung thời gian áp dụng cho việc bù lãi suất được điều chỉnh linh hoạt và tính chất tùy thuộc cao. Gói kích cầu này cho mức độ hỗ trợ và kích thích kinh tế đã được

điều chỉnh một cách phù hợp. So với gói kích cầu thứ nhất được công bố và triển khai từ tháng 2/2009, khi mà kinh tế thế giới chìm sâu trong suy thoái kinh tế và kinh tế Việt Nam có những biểu hiện suy giảm trầm trọng với mức tăng trưởng 3,1% trong quý I, thì gói kích cầu thứ hai công bố vào cuối năm 2009 với quy mô được thu hẹp

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của gói kích cầu tới nền kinh tế Việt Nam (Trang 34 - 42)