Tác động tới doanh nghiệp bị mua lại.

Một phần của tài liệu Tác động của M&A xuyên quốc gia & bài học cho VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

II. TÁC ĐỘNG CỦA M&A ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3. Tác động tới doanh nghiệp bị mua lại.

Mặc dù có nhiều kết quả trái ngược nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, việc thay đổi chủ sở hữu thường đem lại những ảnh hưởng tích cực tới năng suất của doanh nghiệp bị mua lại. Thực tế cho thấy các nhà máy ở Canada bị mua lại trong những năm 1970 thì đạt được mức sản lượng cao hơn so với các nhà máy không có sự thay đổi chủ sở hữu. Những dữ liệu của Hoa Kỳ cũng cho thấy có mối liên hệ giữa hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị mua lại với quy mô của nó. Những con số này cho thấy, việc chuyển chủ sở hữu sẽ giúp các đơn vị sản xuất có quy mô lớn gia tăng năng suất. Đối với các đơn vị sản xuất nhỏ, việc mua lại và sáp nhập giúp cho họ đảm bảo được nguồn cung ứng cần thiết để tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu của Thuỵ Điển cho thấy có sự khác biệt giữa các trường hợp M&A diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một nước và giữa các doanh nghiệp thuộc hai nước khác nhau. Kết quả cho thấy, đối tượng bị mua lại và sáp nhập thường là những doanh nghiệp có sản

lượng thấp hơn sản lượng trung bình của ngành. Sau khi được một doanh nghiệp nước ngoài mua lại, các doanh nghiệp thường đạt được sự gia tăng đáng kể về năng suất. Trong khi đó, những doanh nghiệp bị mua lại và sáp nhập bởi một doanh nghiệp khác trong cùng quốc gia thì năng suất lao động lại không đổi, thậm chí có lúc lại còn bị giảm sút. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được mua lại cũng tăng được quy mô tổ chức và đổi mới về công nghệ so với các doanh nghiệp không trải qua quá trình M&A. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được mua lại bởi các doanh nghiệp ở một nước khác thì có được kết quả doanh số bán hàng, lượng xuất khẩu khả quan hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của M&A xuyên quốc gia & bài học cho VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w