Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình từ phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 40 - 45)

và tài sản vô hình từ phía doanh nghiệp:

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình:

Trong doanh nghiệp hiện nay tài sản hữu hình vẫn chiếm một giá trị lớn trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở, tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy, để hoạt động có hiệu quả các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có những bước đi đúng trong việc đầu tư vào tài sản hữu hình. Ở Việt Nam hiện nay, việc đầu tư vào tài sản hữu hình trong các doanh nghiệp đã được chú trọng và đem lại hiệu quả tốt trong việc sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thiếu sót và sai lầm gây ra việc làm giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản hữu hình trong doanh nghiệp.

1.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào máy móc thiết bị:

Máy móc thiết bị công nghệ là một công cụ quyết định hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, ngày nay dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay dưới sự phát triển của khoa học công nghệ thì không có một doanh nghiệp nào muốn giữ ưu thế so với đối thủ cạnh tranh mà không đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ. Bởi các máy móc thiết bị công nghệ không những giúp cho doanh nghiệp thắng thế trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của quá trình cạnh tranh. Với máy móc thiết bị hiện đại có thể làm cho chi phí sản xuất thấp, tiết kiệm được nguyên liệu, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đẩy nhanh quá trình sản xuất.

Vì vậy, trước hết doanh nghiệp phải huy động được nguồn vốn để có khả năng đầu tư vào các máy móc thiết bị tiên tiến phù hợp với trình độ quản lý của mình. Tránh nhập những máy móc lạc hậu quá, hoặc hiện đại quá mà doanh nghiệp không thể vận hành nó. Điều đó sẽ gâ ra lãng phí trong việc sủ dụng vốn đầu tư và không mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất.

Khi tiếp nhận máy móc thiết bị doanh nghiệp cần phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể tiếp cận và vận hành một cách hiệu quả đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho doanh nghiệp cũng như cho xã hội.

Việc đầu tư vào máy móc thiết bị cần phải có số lượng vốn lớn không thể một lúc mà huy động tất cả do vầy doanh nghiệp cần phải có kế hoạch khấu hao tài sản hàng năm tạo lập ngân sách, tái tạo đầu tư mới.

Hiện nay thuê máy móc, thiết bị xây dựng được coi là việc làm phổ biến và đem lại hiệu quả rất cao ở các nước phát triển, kinh nghiệm từ Nhật Bản. Việc thuê máy móc, thiết bị thi công công trình từ nhiều năm qua coi như một giải pháp tối ưu của hầu hết các nhà thầu xây dựng. Rất ít các nhà thầu xây dựng có thể tự bỏ một số vốn lớn để đầu tư tất cả các loại máy móc thiết bị. Về hiệu quả việc thuê ngoài sẽ giúp các thiết bị, máy móc được sử dụng đúng chức năng, công suất đạt được mức tốt nhất, giảm bớt thời gian nhàn rỗi. Đồng thời, với việc chuyên dùng để cho thue, những thiết bị này sẽ được bảo trì, bảo quản tốt nhất, do vậy sẽ biền và ít hao mòn hơn.

Đây là một xu thế nới có thể giải quyết một số vấn đề cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc đầu tư vào máy móc thiết bị.

1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông vận tải: tiện giao thông vận tải:

Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông vận tải có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là một trong những yếu tó để doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thị trường một cách tốt hơn. Một cơ sở hạ tầng hiện đại. phương tiện giao thông phù hợp sẽ làm giảm chi phí cho việc đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ vận hành và khai thác hoạt động của mình một cách tốt nhất.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới- WB, với nhan đề “Việt Nam- Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng” được công bố nagỳ 15/05/2006 tại Hà Nội thì hơn 20 năm qua Việt Nam đã thành công lớn trong đảm bảo lợi ích từ các đầu tư vào cơ sở hạ tầng được chia sẻ trên khắp đất nước,và các đầu tư này đã hỗ trợ cho phát triển nhanh chóng, tăng tiếp cận đến dịch vụ cơ bản và giảm nghèo. Số liệu từ tờ báo này cũng cho thấy những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam. Trong đó, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam những năm gần đây đã đạt mức10% GDP (Tỷ trọng này là rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế). Mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài (so với năm 1990) với chất lượng đường được cải tiến rõ rệt. Bên cành đó, tất cả các khu vực đô thij và 88% các hộ gia đình nông thông đã có điện. Số người được dùng nước sạch tăng từ 26% dân số năm 1993 lên 49% đan số năm 2002.

Tuy nhiên, báo cáo này cũng lưu ý những thách thức mới Việt Nam cần quan tâm là sự cần thiết phải huy động vốn mới bởi hiện nay nguồn tài

chính quốc tế tài trợ gần 40% đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Khi Việt Nam giàu mạnh, hỗ trợ từ nguồn này sẽ đóng vai trò thứ yếu. Do đó, việc nhanh chóng tìm kiếm nguồn tài trợ khác thay thế là rất cần thiết.

Doanh nghiệp cần có chính sách huy động vốn một cách khả thi trước khi tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng địa điểm tiến hành đầu tư vào cơ sở hạ tầng sao cho có khả năng tiếp cận thị trường nguồn nguyên liệu, nhân công cũng như việc lưu hành các phương tiện giao thông đạt hiệu quả một cách tối ưu. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng. chuẩn bị cho công tác thi công.

Doanh nghiệp phải có khấu hao hàng năm để tạo nguồn đầu tư mới với những doanh nghiệp có vốn vừa và nhỏ thì phải tận dụng thị trường cho thuê tài chính để có vốn cho hoạt động cần thiết khác.

2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản vô hình:

Hiện nay, vai trò của tài sản vô hình đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Vì vậy , việc đầu tư vào tài sản vô hình là cần thiết và rất qần trọng đối với doanh nghiệp. Nhưng việc đầu tư vào tài sản vô hình đối với doanh nghiệp phải hợp lý và phù hợp với tài sản hữu hình.

2.1. Giải pháp về mặt nguồn nhân lực:

Các doanh nghiệp phải chú trọng việc đầu tư vào nguồn nhân lực có hiệu quả hơn, phải tự mình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần phải sử dụng các phương pháp chọn lựa, tuyển dụng lao động hợp lý để có thể sử dụng được những người có năng lực, loại bỏ những người không có năng lực. Ngoài ra còn có chế độ khen thưởng đối với những người lao động giỏi, tạo môi trường lao động tốt, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động để họ có động lực làm việc tốt hơn.

Giáo dục phải là bạn đồng hành của doanh nghiệp, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là đào tạo nhân lực phù hơpj với nhu cầu doanh nghiệp. Đó là sự phù hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp hay nói cụ thể hơn là nhà trường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp cũng hỗ trợ để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Mở rộng quy mô đào tạo nhân lực, hình thành các cơ quan dự báo thị trường lao động, xây dựng hệ thống các chuẩn đào tạo, đổi mới quản lý về chất lượng đi kèm với kiểm định và trao quyền tự chủ cho nhà trường nhiều hơn, hợp tác với doanh nghiệp để huy động nguồn lực từ doanh

nghiệp. Doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo nhân lực. Nhiều doanh nghiệp đã tài trợ cho nhà trường với số trang thiết bị lên đến hàng triệu USD.

2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá:

Trong các hoạt động kinh doanh ngày nay, nhãn hiệu hàng hoá là một phàn không thể thiếu đối với các công ty. Tuy nhiên, để một nhãn hiệu hàng hoá thực sự có thể giúp sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì không phải công ty nào cũng thực hiện được. Nếu công ty có một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng thì công ty ấy sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc mở rộng thị trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều. Nhãn hiệu hàng hoá ngoài tính độc đáo, dễ phân biệt, dễ nhớ thì một yêu cầu đặt ra là phải thể hiện được chất xám cũng như công nghệ kĩ thuật của nhà sản xuất đầu tư vào sản phẩm của mình. Nhãn hiệu hàng hoá luôn là sự quan tâm hàng đầu khi khách hàng đi mua sắm một sản phẩm nào đó.

Do đó, doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn và đày đủ về thương hiệu, xem thương hiệu là tài sản quản lý của doanh nghiệp, cần phải bảo vệ và phát triển nó. Phải coi việc phát triển thương hiệu là việc sống còn của doanh nghiệp, là hoạt động mang tính chiến lược trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm của mình một vị trí xác định trên thị trường. Các doanh nghiệp định vị và quảng bá thương hiệu bằng nhiều phương pháp thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chính là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng.

Cái gốc của thương hiệu là uy tín của sản phẩm và dịch vụ, sự bền vững của chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thương hiệu.

Bên cạnh quảng cáo trên các phương tiên thông tin đại chúng thì PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến học những hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các hoạt động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vực vui chơi giải trí, y tế…

PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ như: tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “bé Hugges năng động”, hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm công chúng, hay một sản phẩm có cách làm tương tự đó là “Học bổng đèn Đom Đóm” do Vinamilk thực hiện…

Doanh nghiệp cần phải tiếp cận vấn đề thương hiệu với một chiến lược tổng thể. Đó là việc phải nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn bộ doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đăng lý bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, phát triển hệ thống kênh phân phối, quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao khi xây dựng thương hiệu, công ty cần lồng vào đó một triết lý vừa phản ánh được tiêu chí, đặc trưng của doanh nghiệp, vừa mang đậm tính nhân văn để tạo niềm tin với khách hàng về giá trị thương hiệu. Doanh nghiệp cần tạo ra mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm trí khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như các hoạt động tiếp thị sáng tạo và mới lạ.

Như vậy, có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của bạn, thậm chí nó tác động mạnh mẽ đến sự thành bại của hoạt động kd. Vì vậy, một hướng đi cho thương hiệu luôn là thách thức đối với doanh nghiệp.

Một thương hiệu phải được đầu tư hợp lý, mà cơ bản phải từ chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là viên gạch đầu tiên xây nền tảng vững chắc cho biểu tượng của thương hiệu, từ đó mới có thể quảng bá tính năng, đặc tính, phong cách và dịch vụ hậu mãi.

Trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm, thương hiệu sẽ trở thành lời hứa đáp ứng mong đợi của khách hàng. Chỉ khi cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, tạo dựng từ những đặc tính ưu việt có thật, thương hiệu mới giữ vững và tăng thêm sức sống. Một trong những việc làm thể iện cam kết đối với chất lượng của doanh nghiệp hiện nay là việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn như ISO 9000. Đây là phương thức hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, bảo đảm tính ổn định và thống nhất của sản phẩm, dịch vụ…

Chất lượng sản phẩm còn là yếu tố quyết định làm nền tảng cho mọi hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu. Thương hiệu có uy tín thu hút nhiều khách hàng là sự khẳng định chất lượng sản phẩm và những dịch

vụ tiện ích thiết thực cho người tiêu dùng. Để phát triển thương hiệu còn đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo, sự đoàn kết trong đơn vị và không ngừng vươn lên để nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tự dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng. Tự dựng thương hiệu từ nền tảng chất lượng sản phẩm vẫn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp của nước ta. Có thương hiệu rồi nhưng giữ vững và phát triển thương hiệu còn khó gấp nhiều lần. Với doanh nghiệp sẽ không còn con đường nào khác, bởi đó là yêu cầu tất yếu của môi trường kinh doanh đầy sức ép hiện nay.

2.3 Giải pháp về mặt sở hữu trí tuệ:

Ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ là tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp, và đã được đánh giá là một công cụ cạnh tranh hiệu quả. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận thứcdc vai trò quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu như một công cụ cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Doanh nghiệp ngày càng nhận ra một nhu cầu cần thiết là phải có thương hiệu mạnh để củng có vị trí và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó bối cảnh hội nhập và những tranh chấp đã xảy ra liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ càng làm tăng tính nghiêm ngặt của vấn đề xây dựng, bảo hộ và phát triển quyền sở hữu trí tuệ. Đăng lý bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu cho

Một phần của tài liệu Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w