8. Bố cục của khóa luận
2.2.1. Con người với nhu cầu hưởng thụ vật chất
Truyện Sống gửi thác về nói về cuộc sống hưởng thụ vật chất của gia đình Luyến. Ông bố làm việc bên ngành Ngoại giao,ông nghĩ rằng: chỉ cần vứt lại cho gia đình 10 nghìn USD là giải quyết xong xuôi mọi việc. Với số tiền ấy, mọi thành viên trong gia đình ông chỉ có hưởng thụ mà không cần tốn công sức nào hết. Có chăng, họ chỉ cần một chút suy nghĩ là với số tiền ấy sẽ làm gì, và Luyến đã từng thức mấy đêm để bàn cách tiêu tiền. Nhưng cũng không cần vì cái gì bố cũng cho, nào là “thay cái tủ lạnh, ỉên đời cái xe máy
tay ga cho đỡ mỏi chân vào số. Nâng thêm tầng h a i...”. Đời Luyến được bố
trang bị cho mọi tiện nghi, đầy đủ về vật chất và chỉ hưởng thụ. Rồi đến đời con, Luyến cũng làm như vậy. Thái Dương được sống trong điều kiện đầy đủ vật chất, được nuông chiều từ nhỏ: “cậu hay la hét. M ẹ cậu nựng ngay. Khi
cho ăn thì “ngoan ngoan nào, cục vàng cục bạc của Đen 10 tuối,
Dương cao bang thằng 14 tuoỉ, 16 tuốỉ (1.72 m, nặng 57kg), nhìn đằng sau giống như một chàng trai hoàn hảo. Không gian thư giãn của Dương chỉ là một cây trứng cá cao ngang mặt, đu cây thì mẹ sợ con ngã gãy xương và cấm
không trèo nữa. Dương giải trí thì chỉ được chơi trò ném ống bơ với lũ trẻ nhỏ hơn mình. Cuộc sống ấy tạo ra sản phấm là một đứa trẻ “hiền ”, “không
nói, không hét. Kìm nén”. Không chỉ chăm sóc nuông chiều con mà bà mẹ còn
can thiệp, hoạch định tương lai cho đứa con của mình với cái nghề giã giò. “77zể là yên tâm tới chót đòi thẳng Thái Dương của mẹ. Con sẽ không phải bước ra ngoài đường kia, không phải ôn thi đại học, trượt thì sang trung cấp, không phải đi thử việc chạy lon ton hầu ông đi qua, hầu bà đi lại đ ế may ra ba năm sau được thỉ tuyến công chức nhà nước. Đời người, suy cho đến cùng, có là ai đi chăng nữa thì cũng cơm ãn ba bữa, quần áo thay hai bộ một ngày, ngủ quá 8 tiếng thành u mê. Việc gì mà phải học cho lòi mắt ra... Cuối cùng
thì cũng là có ít tiền”. Vậy là cuối cùng, thằng Thái Dương không phải làm gì,
không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tầm nhìn hạn hẹp, nhìn thấy sóng mặt hồ cứ ngỡ là biển lớn. Còn Luyến sống trong căn nhà đầy đủ tiện nghi nhung u mê, nên khi bước ra “ánh sáng” mới phát hiện ra căn bệnh của mình, rồi chết chỉ trong vòng chưa đến một trăm ngày. Nguyễn Thị Thu Huệ đã cảnh báo về một hiện trạng nuôi dạy con cái trong không ít gia đình ngày nay nhiều ông bố bà mẹ bao bọc và làm hộ con cái mọi việc kể cả những việc nhỏ nhất. Đe rồi những đứa trẻ ấy lớn lên chỉ quen hưởng thụ mà không hề biết chăm sóc đến người khác. Chúng quá đủ đầy về vật chất nhung lại thiếu nhũng kĩ năng sống tối thiểu.
Truyện ngắn Rồi cũng tới nơi thôi miêu tả cuộc sống của những con người giàu sang, phú quý, dư bạc thừa tiền. Khi cuộc sống dư thừa về vật chất, họ tìm đến thú ăn chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lí: “ổơ cục chặt vốn gốc người Hưng Yên. Trong bản khai lí lịch khai rõ sinh ra và lỏn lên trong một gia đình danh gia vọng tộc... Bo cục chặt từ bé đã được trong ấm ngoài êm hưỏng theo nhu cầu. 14 tuổi bo cục chặt vẫn uống sữa, ăn súp lấy tinh lấy cốt. 16 tuồi vân có chị vú vừa tắm vừa cho sờ tí... Cho đến như bố cục chặt
chắc thua vua chúa ngày xưa chứ cả vùng Hưng Yên không ai không biết đến cậu. Bố cục chặt đi đãu cũng thành người của đám đông, cỏ lẽ vì cậu đẹp
trai, cao ráo, lại thơm, biết diện, lắm tỉềri”. Còn cô gái bỏ nhà đi theo bố cục
chặt, rõ là “con nhà nề nếp gia phong tử tế gấp chục lần nhà anh. Giai theo hàng đàn, toàn bác sĩ, k ĩ sư, là người thần tưọng của nam phụ lão ấu cả vùng
Hải Dương”. Ket cục, cậu ấm, cô chiêu thời hiện đại ấy lao vào ăn chơi trở
thành những dị nhân mà cứ ngỡ mình danh giá.
Có những nhân vật từ nhỏ cho đến khi trưởng thành chỉ biết hưởng thụ mà chưa từng biết làm một công việc gì cho dù là nhỏ nhất. Một nhân vật trong Câu chuyện đại chiến tự nhận biệt danh cho mình là Lười. Ngày nhỏ, mẹ bảo: “Con lười tam quá, không béo được đ â u ”, “Đen ăn mà cũng không
buồn nhai, sau này làm sao thành chủ gia đình đây? Bố Lười bảo: “Sao
không đi đá bóng với bọn ở lớp? Ngày xưa, bằng tuối con, bố đả bỏng ở tất
cả các bãi cỏ khu Hoàn Kiếm, hay bãi sông H ồn g”. Anh trai bảo: ‘‘Chủ mà
một tuân mới gội đẩu một lân, rụng hết cả tóc đẩy Cuộc sống của Lười chỉ
xoay quanh niềm vui ham mê nuôi cá của anh trai, những lần xem trong những rạp chiếu phim. Hay X- Men có mùi trường đua, nhân vật X-Men với thú chơi đua chó, những cuộc say với những chai Whisky và những mối tình ngắn ngủi với các cô cav e...
Tập truyện còn phanh phui bao thú ăn chơi hưởng thụ của những con người thiếu chân chính: những người đàn ông dùng tiền của gia đình, dối trá vợ con đi cùng cave. Những người đàn bà dư thừa vật chất, chỉ nghĩ hưởng thụ cho bản thân, hết vào phòng tắm xông hơi lại vào phòng m assage... học đòi theo lối sống phương Tây, đánh mất trách nhiệm với gia đình và người thân, khiến bao tổ ấm gia đình tan vỡ. Và nghịch lí là càng giàu có thì con người càng cô đơn và bất hạnh. Có thể nói, viết về những con người đề cao thái quá lối sống hưởng thụ vật chất trong đô thị hiện đại - một vấn đề khá
thời sự, nhà văn muốn cất tiếng nói cảnh tỉnh về một thực tế đáng ngại trong xã hội ngày nay.