Kết quả đánh giá tính kháng bệnh rụng lá Corynespora bằng cách lây bệnh

Một phần của tài liệu Tuyển non dòng vô tính cao su kháng bệnh rụng lá Corynespora (Trang 45 - 49)

bệnh nhân tạo trên mẫu lá nguyên

Đánh giá tính kháng CLFD bằng phương pháp in vivo hiện có hai cách đang được sử dụng tại Bộ môn BVTV – VNCCSVN là: lây bệnh nhân lá nguyên và lá tròn.

33

Tuy nhiên, qua nhiều đợt làm thí nghiệm của Bộ môn BVTV cho thấy mặc dù phương pháp gây bệnh trên mẫu lá tròn đem lại kết quả không sai lệch lớn so với kết quả gây bệnh trên mẫu lá nguyên. Nhưng khi so sánh kết quả của hai phương pháp trên với kết quả điều tra ngoài đồng ruộng cho thấy phương pháp thực hiện trên mẫu lá tròn cho kết quả không chính xác bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo trên mẫu lá nguyên. Do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, lây bệnh trên mẫu lá tròn sử dụng mẫu lá không còn nguyên vẹn làm cho mẫu lá dễ bị úng nước.

Thứ hai, đối tượng của phương pháp gây bệnh nhân tạo trên mẫu lá tròn là mẫu lá bánh tẻ nên độ mẫn cảm không cao bằng trên lá non (mẫu lá 10 ngày tuổi, đối với phương pháp gây bệnh trên mẫu lá nguyên). Vì vậy, tôi chỉ tiến hành phương pháp đánh giá tính kháng bệnh rụng lá Corynespora bằng cách lây bệnh nhân tạo trên mẫu lá nguyên.

Sau 5, 7 và 10 ngày lây nhiễm nhân tạo bệnh rụng lá Corynespora, thu được kết quả về mức độ nhiễm bệnh (Phụ lục 1) và phân hạng mức độ nhiễm bệnh (Bảng 4.2) của 60 dvt cao su.

Bảng 4.2: Phân hạng mức độ nhiễm CLFD của 60 dvt cao su

Mức nhiễm bệnh Dòng vô tính* Nhẹ LH 94/481, LH 94/342, LH 94/592, LH 97/542, PB 235, PB 260, LH 94/286, LH 97/697, LH 94/337, LH 94/501, LH 97/563 Trung bình LH 91/999, LH 94/62, LH 98/1366, LH 94/475, LH 95/395, LH 97/267, LH 91/1119, LH 94/626, LH 95/115, LH 96/305, LH 94/374, LH 94/544, LH 95/113, LH 98/444, LH 97/165, LH 94/105, LH 94/267, LH 95/88, LH 91/489, LH 96/133, LH 97/80, LH 97/647 Nặng LH 96/345, LH 91/579, LH 94/133, LH 96/115, LH 98/274, LH 91/1111, LH 97/196, LH 88/185, LH 96/128, LH 94/359, LH 95/206, LH 98/241 Rất nặng LH 94/612, LH95/345, LH 96/308, LH 97/646, LH 97/657, LH 95/174, LH 98/239, LH 97/117, LH 82/182, LH 95/109, LH 95/208, LH 98/807, LH 98/42, LH 98/377, LH 95/228

Ghi chú: Trong cùng một mức độ nhiễm, dvt nào đứng trước bị nhiễm bệnh nhẹ hơn dvt đứng sau.

34

Qua bảng 4.2 cho thấy, không một dvt nào có được tính kháng hoàn toàn với bệnh, 100% dvt nhiễm bệnh Corynespora ở mức độ mẫn cảm khác nhau. Trong đó, 15/60 dvt nhiễm rất nặng chiếm tỷ lệ 25%, 12/60 dvt nhiễm nặng chiếm tỷ lệ 20%, 22/60 dvt nhiễm trung bình chiếm tỷ lệ 36,67%, 11/60 dvt nhiễm nhẹ chiếm tỷ lệ 18,33%.

Sau khi phân hạng mức độ nhiễm bệnh, dựa trên phổ hệ của 60 dvt để xác định đặc tính di truyền (DT) con lai. Trong 60 dvt thì có tới 58/60 dvt (chiếm tỷ lệ 96,7%) được lai tạo trong nước bằng phương pháp lai hoa hữu tính.

Bảng 4.3:Phân bố phổ hệ ảnh hƣởng đến mức độ mẫn cảm của con lai DT từ mẹ Mức nhiễm bệnh Dòng vô tính sử dụng làm mẹ

Nhẹ PB, LH, VQ, RRIC

Trung bình RRIC, PB, LH, IAN, FX, RRIV, IRCA, RO, GT 1

Nặng PB, RRIM, RRIC, GU

Rất nặng HK, LH, IRCA, RRIC, TU, PB

Qua Bảng 4.3 cho thấy, nhóm PB và RRIC dùng làm nguồn mẹ cho thế hệ con lai có mức độ mẫn cảm từ nhẹ đến rất nặng. Nhóm VQ được đánh giá là nhóm dùng làm nguồn mẹ cho thế hệ con lai ít mẫm cảm nhất. Trong khi đó, nhóm HK và TU dùng làm nguồn mẹ lại cho thế hệ con lai rất dễ mẫm cảm với bệnh.

Qua Bảng 4.4 cho thấy, nhóm RRIC và FX dùng làm nguồn bố cho thế hệ con lai có mức độ mẫm cảm từ nhẹ đến rất nặng. Nhóm TU cho thế hệ con lai mẫn cảm nhẹ đến trung bình. Nhóm LH và RO cho thế hệ con lai có độ mẫm cảm trung bình đến rất nặng. Nhóm VM dùng làm nguồn bố cho thế hệ con lai ít mẫn cảm với bệnh nhất.

Bảng 4.4: Phân bố phổ hệ ảnh hƣởng đến mức độ mẫn cảm của con lai DT từ bố Mức nhiễm bệnh Dòng vô tính sử dụng làm bố

Nhẹ RRIC, VM, RRIV, FX, IAN, PB, TU

Trung bình IAN, LH, RRIM, RRIC, RRIV, TU, FX, GU, RO, AC

Nặng LH, RRIC, FX, AC, GU, RO

Rất nặng RRIV, RRIC, LH, FX, IAN, PB, RO

Phân tích phổ hệ từ Bảng 4.3 và Bảng 4.4 cho thấy nhóm RRIC dùng làm nguồn bố hay mẹ đều cho thế hệ con lai có độ mẫn cảm từ nhẹ đến rất nặng, RRIC

35

là dvt mẫn cảm với bệnh đã được biết rõ không những ở trong nước mà còn ở các nước trồng cao su khác. Nhóm TU dùng làm nguồn mẹ cho thế hệ con lai mẫn cảm rất nặng nhưng dùng làm nguồn bố lại cho thế hệ con lai mẫn cảm nhẹ đến trung bình. Nhóm VM dùng làm nguồn mẹ và nhóm VQ dùng làm nguồn bố cho thế hệ con lai ít mẫn cảm với bệnh nhất.

Nhóm PB trước đây được xem là dvt ít mẫn cảm nhưng gần đây nhóm PB, đặc biệt là PB 260, nhiễm bệnh nhiều hơn với các triệu chứng rất biến thiên và không đặc trưng cũng xuất hiện trong nhóm bị nặng. Cũng tương tự như nhóm PB, nhóm RRIV cũng có những biến đổi đáng kể về khả năng mẫn cảm.

Hiện nay, số lượng dvt nhiễm bệnh đã gia tăng đáng kể (kết quả gây bệnh nhân tạo trên mẫu lá nguyên của 60 dvt đã cho thấy 100% dvt đều nhiễm bệnh), so với năm 1999, khi bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam thì chỉ có 6 dvt bị nhiễm bệnh.

Theo Bộ môn BVTV (2006), nấm có khả năng vượt qua tính kháng của dvt cao su theo thời gian, cũng như bệnh đang tích lũy và có khả năng bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Cần được theo dõi chặt chẽ để có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do nấm gây ra.

Hình 4.4: Dvt cao su sau 5, 7 và 10 ngày lây bệnh nhân tạo CLFD

(a) Dvt LH 94/612 sau 5 ngày lây bệnh nhân tạo CLFD (b) Dvt LH 95/208 sau 7 ngày lây bệnh nhân tạo CLFD (c) Dvt LH 95/88 sau 10 ngày lây bệnh nhân tạo CLFD

(c) (b)

36

Một phần của tài liệu Tuyển non dòng vô tính cao su kháng bệnh rụng lá Corynespora (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)