Biến đổi pH và nhiệt độ của lô ủ

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm openamix-Lsc (Trang 54 - 56)

Thay đổi pH của các lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung và thời gian đƣợc trình bày ở bảng 4.3 và 4.4.

Bảng 4.3 Biến đổi pH và nhiệt độ của lô ủ theo nồng độ chế phẩm bổ sung Chỉ tiêu/nghiệm thức Nồng độ Openamix – LSC và Trichoderma X ĐC NT2 NT3 NT4 NT5 pH 7,25 8,01 8,12 7,9 8,34 7,924 Nhiệt độ (0C) 43,87 45,15 46,67 49,07 48,51 46,65

Bảng 4.4 Biến đổi pH và nhiệt độ của lô ủ theo thời gian

Chỉ tiêu/ngày thứ

Thời gian (ngày)

X

0 14 28 42 56

pH 6,97 7,75 8,05 8,35 8,51 7,93

Nhiệt độ (0C) 26,76 57,20 52,67 49,37 47,27 46,65

Bảng 4.3 và bảng 4.4 cho ta thấy khi bổ sung chế phẩm đã làm tăng pH rõ rệt. Theo thời gian ủ thì pH ở ngày đầu là 6.97, sau 56 ngày pH tăng lên 8.51. Nhƣ vậy trị số pH tăng lên khi bổ sung chế phẩm và cũng tăng lên theo thời gian ủ. Kết quả này phù hợp với nhận định của Trịnh Thị Hồng (2005) và Công ty hoá hữu cơ và thƣơng mại Việt - Mỹ A.V.F (2005). Các tác giả thấy rằng khi ủ ở khối lƣợng lớn nhiệt độ của lô ủ sẽ tăng nhanh và ổn định thúc đẩy nhanh sự phân huỷ của vi sinh vật chuyển hoá các acid hữu cơ thành các sản phẩm phân huỷ cuối cùng là amoniac và các chất hữu cơ khác vì thế trị số pH sẽ tăng theo thời gian và nồng độ chế phẩm bổ sung.

Ghi nhận của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Trần Thị Mỹ Hạnh (2003) bổ sung chế phẩm Enchoice xử lý trên phân bò và Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) bổ sung chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma; Lâm Minh Khánh (2005) bổ sung chế phẩm riêng lẻ Openamix – LSC trên phân heo tƣơi. Các tác giả này đã cho thấy rằng pH tăng dần và đạt mức ổn định sau thời gian ủ. So sánh mức tăng lên của trị số pH trong khảo sát của chúng tôi với các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi cao hơn, ở ngày thứ 14 và ngày thứ 28 trị số pH trong thí nghiệm khảo sát của chúng tôi lần lƣợt là 7,75 và 8,05; 7,43 và 7,39 (của Nguyễn Vũ

Phƣơng, 2005); 7,43 và 7,58 (của Lâm Minh Khánh, 2005). Nhƣ vậy chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma đã cho thấyhiệu quả trong việc nâng trị số pH của rác ủ theo thời gian và nồng độ.

Bảng 4.3 cho ta thấy nhiệt độ của lô ủ thay đổi theo nồng độ bổ sung. Chế phẩm Openamix – LSC và Trichoderma ở lô đối chứng là 43,870C trong khi đó các lô có bổ sung chế phẩm đều có nhiệt độ cao hơn và tăng dần theo nồng độ bổ sung.

Bảng 4.4 cho thấy rõ sự tăng lên của nhiệt độ theo thời gian, đáng kể là từ ngày thứ 0 đến ngày thứ 14, sau đó giảm dần từ 52,670C đến 47,270C ở ngày thứ 56. Điều này phù hợp với nhận định của Bùi Xuân An (2004) và Nguyễn Đức Lƣợng (2004) . Các tác giả đã cho thấy rằng khi vi sinh vật phát triển mạnh làm nhiệt độ tăng lên đáng kể trong thời gian đầu, tới lúc đạt trạng thái ổn định thì nhiệt độ từ từ giảm xuống.. Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Vũ Phƣơng (2005) khi ủ phân heo với chế phẩm Openamix – LSC và trichoderma theo thời gian; nhiệt độ khối ủ tăng lên ở ngày thứ 14 sau đó giảm xuống ở ngày 28 lần lƣợt là 53,70C và 42,90

C. Tƣơng tự Lâm Minh Khánh (2005) đã ủ phân heo với chế phẩm Openamix – LSC theo thời gian; nhiệt độ khối ủ tăng lên ở ngày thứ 14 sau đó giảm xuống ở ngày thứ 28 lần lƣợt là 53,40C và 44,80C.

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm openamix-Lsc (Trang 54 - 56)