Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạ c Văn Cao.

Một phần của tài liệu 100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 và tiểu sử tác giả- Phần 1 (Trang 27 - 39)

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

7. Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạ c Văn Cao.

Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (1945, khi chứng kiến nạn đói năm 1945)

Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa Chập chờn ảo hóa tà ma...

Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục Tình tang... Não nuột khóc tàn sương áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể

Ta đi giữa đường dương thế

Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây... Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy

Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ

Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ Thanh xuân hờ thanh xuân

Bước gần ta chút nữa thêm gần

Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?

Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya! Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo! Tiền rơi! Tiền rơi! chùm sao huyền diệu Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi! - Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo Dặt dìu cung bậc âm dương Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch Đầm đìa rả rích phương Đông Mang mang thở dài hồn đất trích Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô Cửa ô đau khổ

Bốn ngả âm u

(Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc) Đêm đêm, dài canh tan tác

Bốn vực nhạc động, vẫy người

Giãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời Ta về gác chiếu chăn gào tự tử

Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ Kèn nhịp xa điệu múa vô luân

Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc Kiếp người tang tóc

Loạn lạc đòi xương chất lên xương Một nửa kêu than, ma đói sa trường

Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác

Đi vào ngõ khói công yên

Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền Hương nha phiến chập chờn mộng ảo

Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạoNgã tư nghiêng nghiêng đốm lửa

Chập chờn ảo hóa tà ma...

Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục Tình tang... Não nuột khóc tàn sương áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể Ta đi giữa đường dương thế

Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây... Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy

Xác trụy lạc rũ bên thềm lá phủ

Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ Thanh xuân hờ thanh xuân

Bước gần ta chút nữa thêm gần

Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tủy Ai hủy đời trên tang trống nhỉ?

Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya! Đảo điên... mê say... Thể phách chia lìa Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo! Tiền rơi! Tiền rơi! chùm sao huyền diệu Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi! - Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo Dặt dìu cung bậc âm dương Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch Đầm đìa rả rích phương Đông Mang mang thở dài hồn đất trích Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô

Cửa ô đau khổ Bốn ngả âm u

(Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc) Đêm đêm, dài canh tan tác

Bốn vực nhạc động, vẫy người

Giãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời Ta về gác chiếu chăn gào tự tử

Trên đường tối đêm khỏa thân khiêu vũ Kèn nhịp xa điệu múa vô luân

Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc Kiếp người tang tóc

Loạn lạc đòi xương chất lên xương Một nửa kêu than, ma đói sa trường Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác

Đi vào ngõ khói công yên

Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền Hương nha phiến chập chờn mộng ảo Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo - Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực Mưa, mưa hằng thao thức

Trong phố lội đìu hiu Mưa, mưa tràn trên vực - Hang tối gục tiêu điều Mang linh hồn cô liêu Tiếng xe càng ám ảnh Tiếng xa dần xa lánh Khi gà đầu ô kêu.

- Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực Mưa, mưa hằng thao thức

Trong phố lội đìu hiu Mưa, mưa tràn trên vực - Hang tối gục tiêu điều Mang linh hồn cô liêu Tiếng xe càng ám ảnh Tiếng xa dần xa lánh Khi gà đầu ô kêu.

Văn Cao (15 tháng 11, 1923 – 10 tháng 7, 1995) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca củaViệt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị.

Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau vụ việc Nhân

Văn - Giai Phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, ca

khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác, không đuơc lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại. Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất

Tiểu sử

Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng

11 năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xãLiên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của Văn Cao vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.

Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý... Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô

Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là Buồn tàn thu vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, Văn Cao còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như Gió núi, Gò Đống Đa, Anh em khá cầm tay. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát Buồn tàn thu, giúp ca khúc trở nên phổ biến. Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết Một đêm đàn lạnh trên sông Huế, được coi là bài thơ đầu tay.

Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant - nay là

Đông Dương. Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy. Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: Cô gái dạy thì, Sám hối, Nửa đêm. Đặc biệt tác phẩm Cuộc khiêu vũ những người tự tử (Le Bal aux suicidés) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của Văn Cao không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, Văn Cao thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.

Tham gia Việt Minh

Văn Cao khi 20 tuổi

Cuối năm 1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quý, một Việt Minh mà ông đã quen biết trước đó. Vũ Quý thuyết phục ông tham gia Việt Minh, với nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một hành khúc. Văn Cao đã sáng tác ca khúc đó trong nhiều ngày tại căn gác số 171 phố Mongrant và đặt tên cho tác phẩm là Tiến quân ca. Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944. Ngày 13 tháng 8 năm 1945,Hồ Chủ Tịch đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Văn Cao tiếp tục tham gia hoạt động cùng Việt Minh. Ông viết và phụ trách ấn loát cơ quan Phan Chu Trinh, in sách báo, truyền đơn. Vào cuối mùa xuân năm 1945, Văn Cao đã có mặt trực tiếp tham dự vụ ám sát nổi tiếng, đó là vụ giết ông Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng, bị Việt Minh kết án là Việt gian thân Nhật. Sau vụ ám sát, Văn Cao tạm lánh một thời gian để tránh mật thám Pháp và Nhật theo dõi. Trở về Hà Nội, Văn Cao còn tiếp

tục tham gia vụ ám sát Cung Đình Vận ở gần rạp hát cuối phố Huế nhưng không thành công do ông bắn trượt.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Cao làm phóng viên và trình bày cho báo Lao Động. Năm 1946, Văn Cao được cử cùng Hà Đăng Ấn chuyên chở vũ khí và tiền vào mặt trận Nam Bộ. Sau đó chính thức được mời tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc và được bầu là Uỷ viên Chấp hành, Văn Cao hoạt động ở liên khu III, phụ trách tổ điều tra của công an Liên khu và viết báo Độc Lập. Đầu năm 1947, ông được cử phụ trách một bộ phận điều tra đặc biệt của công an Liên khu 10 ở biên giới phía bắc. Tại đây ông được giao nhiệm vụ kết nghĩa với vua Mèo để lập ra một phòng tuyến bảo mật chống sự tràn sang của quân Tưởng khi thua trận[ Ở Lào Cai, Văn Cao còn mở một quán bar để làm địa điểm theo dõi. Tháng 3 năm 1948, Văn Cao được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm 1949, Văn Cao thôi làm báo Văn Nghệ chuyển sang phụ trách Đoàn Nhạc sĩ Việt Nam. Thời kỳ này, ông tiếp túc sáng tác các ca khúc nổi tiếng khác như Làng tôi(1947), Ngày mùa (1948), Tiến về Hà

Nội (1949)... và đặc biệt là Trường ca Sông Lô năm 1947.

Năm 1952, Văn Cao sang Liên Xô nghiên cứu về âm nhạc. Theo Hoàng Minh Chí thì chuyến đi này làm Văn Cao thất vọng về Chủ nghĩa cộng sản

[7] . Năm 1954, trong khi diễn ra trận Điện Biên Phủ, Văn Cao vẽ một bức tranh lập thể miêu tả một cậu bé thổi sáo bằng hai mồm. Một cái được vẽ từ cách nhìn thẳng, một cái được vẽ bằng cách nhìn nghiêng. Làm nền, phía sau cậu bé là đông nghịt những con người trong một tiết tấu đầy chuyển động của nhịp chiến tranh. Bức tranh này cùng với bức Cây đàn đỏ vẽ một người bộ đội ôm "Cây đàn chủ nghĩa" mà Văn Cao gửi tham gia Triển lãm Hội hoạ ở Liên khu Ba, ông bị quy kết: hình thức lai căng, nội dung thì có vấn đề về tư tưởng!

Nhân Văn - Giai Phẩm

Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát thanh, nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại, viết bài cho đặc san Giai Phẩm. Tháng 2năm 1956, bài thơ Anh có nghe

không được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì. Văn Cao cùng các nghệ sĩ của hai tờ báo Nhân Văn và Giai Phẩm khi đó chủ chương đòi hỏi tự do văn nghệ, sáng tác.

Như những nghệ sĩ khác của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, tuy có muộn hơn, đến tháng 7 năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị]. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó, Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ quảng cáo các báo, vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông, cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác, không được trình diễn ở miền Bắc, trừ bài quốc ca. Giai đoạn này, Văn Cao hầu như không còn sáng tác. Đến cuối năm 1975, ông viết Mùa xuân đầu tiên, nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách Mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Nhưng các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên.

Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng sau đó không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc lại. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam. Cho đến cuối thập niên 1980, nhờ chính sách Đổi mới của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, các tác phẩm của Văn Cao cùng những nhạc sĩ tiền chiến khác được biểu diễn trở lại.

Ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.

Sự nghiệp âm nhạc

So với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy khoảng 1000 các khúc và Trịnh Công Sơn với 600 ca khúc, Văn Cao sáng tác không nhiều. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm hai mảng chính: tình ca và hùng ca. Ngoài ca khúc, ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa... tổ khúc giao hưởng Anh bộ đội cụ Hồ...

Tình ca

Bìa bản nhạc Bến Xuân do nhà Tinh Hoa tái bản lần thứ ba, năm 1954 Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sỹ tiền

chiến khác, Văn Cao viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay Buồn tàn thu, Văn Cao đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau Buồn tàn thu, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là Thu cô liêuSuối mơ. Trong đó Suối mơ vốn là một đoạn của bản Trương Chi 1 được Văn Cao phát triển thêm. BảnTrương Chi nổi tiếng sau là Trương Chi 2.

Bên cạnh đề tài mùa thu, Văn Cao cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là Cung đàn xưaBến xuân. Nhạc phẩm Bến xuân có sự tham gia của Phạm Duy, nhưng về Văn Cao sau viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên Đàn chim Việt. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, Văn Cao đã dành được thành công. Buồn tàn thu được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. Suối mơ, Bến xuân được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.

Nhưng hai tình khúc của Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là Thiên ThaiTrương Chi. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, Văn Cao tự nhận mình là "Người sông Ngự", ghi: "Ảnh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người

Một phần của tài liệu 100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20 và tiểu sử tác giả- Phần 1 (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w