Hà Nội là thành phố có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi cho phát triển Hà Nội đã, đang phát triển và sẽ phát triển trong

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội).docx (Trang 38 - 40)

thuận lợi cho phát triển. Hà Nội đã, đang phát triển và sẽ phát triển trong tương lai

Thành Đại La đã hình thành từ thời Bắc Thuộc. Từ khi Lý Thái Tổ chọn là Thủ đô, đặt tên là Thăng Long, trải qua các thời kỳ Thăng long - Đông Đô - Hà Nội đã có lịch sử phát triển gần 1000 năm.

Hà Nội ngày nay có địa giới hành chính giáp với 6 tỉnh:

Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên; Phía Nam giáp Tỉnh Hà Tây; phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây.

Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ, đất đai chủ yếu hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Thái Bình; độ cao trung bình từ 5m đến 20 m so với mực nước biển. Hà Nội có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam; từ Tây sang Đông; có khí hậu nhiệt đới gió mùa (gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc); có nhiệt độ trung bình/năm là 23,90C, trung bình một năm có 1640 giờ nắng; có lượng mưa trung bình/năm là 1600mm - 1700mm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại có mùa đông khá lạnh, có độ ẩm không khí cao ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng đất (trong nông nghiệp và trong các ngành khác).

Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá dày đặc (0,5km/km2). Có các sông ngòi lớn như sông Hồng, sông Đuống, Sông Cầu, sông Cà Lồ…; có nhiều hồ, đầm tự nhiên với tổng diện tích khoảng 3600 ha là nguồn cấp nước cho sản xuất; là hệ thống thoát nước quan trọng và góp phần điều hoà khí hậu và đặc biệt là tạo cảnh quan môi trường cho Hà Nội. Hệ thống sông, hồ của Hà Nội có vai trò quan trọng trong giao thông thuỷ và du lịch.

Trong những năm qua tình hình chính trị xã hội của thủ đô luôn ổn định, kinh tế tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến rõ rệt theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp đô thị. Tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hàng năm 11,2%. Đời sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Văn hoá giáo dục nhiều mặt kết quả tốt.

Các điều kiện trên tác động đến nhu cầu về sử dụng đất đai theo 3 hướng sau:

• Quy mô yêu cầu đất đaingày càng lớn do quy mô của từng công trình, số lượng các công trình tăng lên, do yêu cầu mở rộng thủ đô.

• Cơ cấu nhu cầu đất đang thay đổi với tốc độ nhanh, do số lượng các nhu cầu mới tăng nhanh, cũng như sự gia tăng của các nhu cầu sử dụng đất có tốc độ rất khác nhau.

• Tính chất các nhu cầu sử dụng đất cũng khác đi theo thời gian và nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội của thủ đô. Thí dụ: quy mô đòi hỏi to lớn hơn, hiện đại hơn, văn minh hơn; cùng với sự phát triển, nhu cầu giảm dân cư,

chuyển các cơ sở sản xuất trong nội thành ra ngoại thành….., cũng là nhu cầu đất chuyên dùng như tính chất khác trước do quy mô, tính chất thành phố hiện đại đòi hỏi (thí dụ hệ thống giao thông không chỉ là đường xá mà đất dùng cho giao thông tỉnh cần rất lớn…)

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội).docx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w