III. Mối quan hệ giữa ba yếu tố: lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư
Chương 2 Thực trạng mối quan hệ giữa lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay (2000 - 2007)
A.Thực trạng lãi suất tiền vay, tỷ suất lợi nhuận, qui mô vốn đầu tư ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
I. Lãi suất
1.Thực trạng
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến nhiều mặt của nền kinh tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương đã rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua, thị trường tiền tệ Việt Nam đã có khá nhiều biến động và vì thế, lãi suất cũng được điều chỉnh liên tục. Khi nhắc đến lãi suất, đầu tiên chúng ta phải xét đến lãi suất cơ bản mà NHTW quy định. Trên lý thuyết, lãi suất cơ bản sẽ là định hướng chung cho lãi suất trong nước.
Tháng 8/2000 thay cơ chế điều hành lãi trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng tiền Việt Nam, và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Đây là những nhân tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng tín dụng VND trong năm 2000.
Từ tháng 1/2003 đến nay, lãi suất có xu hướng tiếp tục gia tăng, đặc biệt là lãi suất tiền gửi, do hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách lãi suất nói riêng của NHNN. Lãi suất trên thị trường mở dao động tương đối mạnh trong năm, lãi suất thấp nhất ở mức 1,58%/năm, cao nhất là 5% và có xu hướng giảm dần.
Theo dõi bảng dưới đây để thấy được thực trạng lãi suất Việt Nam từ năm 2004 đến nay.
Bảng 1. Lãi suất cơ bản từ năm 2004 (ĐVT: %)
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy được lãi suất đang là một vấn đề khá đau đầu và hóc búa của nền kinh tế Việt Nam. Tình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao đã và đang khiến các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ giữa năm 2004 đến nay, cùng với xu thế tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ và xu thế kiềm chế lạm phát, lãi suất của các ngân hàng trong nước không ngừng tăng cao. Từ năm 2005 đến nay, NHNN ba lần tăng một số lãi suất chủ đạo là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, hai lần tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam.
Theo số liệu của NHNN, trong năm 2005, lãi suất huy động VND tăng 0,6- 1,2%/năm, lãi suất cho vay VND tăng 0,6%/năm, lãi suất huy động bằng USD tăng 1,2- 2,5%/năm và lãi suất cho vay bằng USD tăng 0,7- 1,5%/năm so với cuối năm 2004.
Trong những tháng đầu năm 2006, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND của dân cư kỳ hạn 12 tháng lên tới 8,5-8,5% đối với các ngân hàng thương mại và trên 9% ở các NHCP. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD cũng tăng mạnh và đạt mức xấp xỉ 5%/năm.
Sang tháng 5.2008, lãi suất cơ bản một lần nữa lại được điều chỉnh lên tới 12%- 14%/năm, kéo theo đó là lãi suất tiền vay lên đến 20%-21%/năm. Việc này gây không ít khó khăn cho các cá nhân và các doanh nghiệp đi vay.
Loại lãi suất Giá trị Ngày áp dụng Mức lãi suất cao nhất cho phép trong các giao dịch
Lãi suất cơ bản 7,5%/năm 01.03.2004 Không vượt 50% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản 7,8%/năm 01.02.2005 Không vượt 50% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản 8,25%/năm 01.12.2005 Không vượt 50% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản 8.25%/năm 01.01.2008 Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản 8.75%/năm 01.02.2008 Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản 8.75%/năm 01.05.2008 Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản 12%/năm 19.05.2008 Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản 14%/năm 01.07.2008 Không vượt 150% lãi suất cơ bản
Liên tục trong 2 tuần cuối tháng 8.2008, nhiều Ngân hàng đã điều chỉnh hạ lãi suất kinh doanh (tiền gửi, cho vay) VND:
Theo thông báo từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), kể từ ngày 1-9 tới, ngân hàng này đồng loạt áp dụng mức lãi suất 20% đối với tất cả khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng tại BIDV (giảm 0,4% so với mức lãi suất 20,4% hiện tại).
Bên cạnh đó, BIDV còn giảm lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực ưu tiên theo chính sách khách hàng là: 19%, 18,8% và 18% đối với Tổng Công ty lương thực miền Nam để thực hiện công tác thu mua lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Một trong những ngân hàng “mạnh tay” trong việc giảm lãi suất cho vay lần này là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank). Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng Giám đốc ngân hàng cho hay: “Hưởng ứng quyết định tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, “một quyết định: hai trong một” tốt cả vi mô lẫn vĩ mô”, kể từ ngày 1/9, LienVietBank sẽ hạ lãi suất cho vay ưu đãi xuống 19%/năm đối với khách hàng”.
Cũng kể từ ngày 1-9, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức điều chỉnh giảm lãi suất cho vay VND, với mức giảm lớn nhất lên tới 1,525%/năm. Các khách hàng truyền thống, kinh doanh trong lĩnh vực trọng yếu, có tác động tích cực đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi là 19,475%/năm.
“Nhanh tay” hơn, trong chiều 29-8, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã áp dụng ngay chính sách lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu các nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh. Mức lãi suất ưu đãi giảm so với trước đây từ 0,5% - 1% đối với cho vay VND. Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám đốc Techcombank chia sẻ: “Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp và ổn định thị trường. Chúng tôi ủng hộ chủ trương này bằng việc giảm một phần lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu, mặc dù bản thân các ngân hàng cũng còn nhiều khó khăn”.
Không chỉ đua nhau giảm lãi suất cho vay bằng VND, nhiều ngân hàng còn giảm mạnh lãi suất cho vay bằng USD như: Techcombank giảm từ 2 - 2,5%; BIDV áp dụng cho những khoản vay ngắn hạn mới, giảm tối đa là 1%, tối thiểu là 0,5%, xuống còn 6,5- 7,5% tùy thời hạn. Chưa có quyết định cụ thể nhưng một số ngân hàng TMCP đang tính toán mức giảm lãi suất cho vay phù hợp với “sức khỏe” của chính mình.
Mặc dù có Ngân hàng tuyên bố đã 2 lần hạ lãi suất, nhưng mức giảm chung phổ biến vẫn chỉ từ 0,5% đến trên 1%/năm. Có vẻ như các NH vẫn đang thăm dò phản ứng của thị trường. Trong khi đó, qua một số nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực, Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tiếp theo nhưng việc giảm lãi suất cũng chưa được rõ ràng. Có thể không giảm mạnh, nhưng giảm 0,5% chẳng hạn, từ 14% xuống 13,5% hoặc 13%.
2.Đánh giá thực trạng lãi suất
Thứ nhất, từ năm 2004, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng, điều này khiến các ngân hàng thương mại thi nhau tăng lãi suất cho vay. Nhưng đến cuối tháng 7.2008, dù lãi suất vẫn là đề tài nóng bỏng nhưng có vẻ như được hạ nhiệt. Nhiều tháng nay, lãnh đạo các NHTM đều bày tỏ sự lo lắng, vì lãi suất cho vay quá cao khiến khách hàng không chịu nổi và Ngân hàng có nguy cơ không thu hồi được nợ. Họ ý thức rất rõ về mối quan hệ dựa vào nhau - cứu nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, đến nay mới có điều kiện (nguồn cung vốn, lãi suất) để bước đầu hạ lãi suất cho vay.
Nguyên nhân của vấn đề :
- Sự biến động của giá dầu mỏ và giá vàng trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến động của lãi suất ở Việt Nam.
- Do sự chênh lệch lãi suất VND giữa các NHTMNN và NHTMCP nên các NHTMNN vẫn phải điều chỉnh tăng lãi suất huy động cao hơn lãi suất tiết kiệm để giữ thị phần trên thị trường tiền gửi, ổn định nguồn vốn huy động, tránh chuyển dịch nguồn vốn sang các NHTMCP.
- Trong hoàn cảnh hội nhập các NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính đủ sức cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy để tăng nguồn huy động các NHTM phải tăng lãi suất huy động và đã trực tiếp tác động làm tăng mặt bằng lãi suất.
- Thời điểm cuối năm 2007 và nhất là đầu năm 2008, lạm phát trên thị trường Việt Nam tăng cao,chỉ số CPI cũng tăng cao, lên tới 19,57% kéo theo lãi suất danh nghĩa tăng và luôn lớn hơn lãi suất thực tế. Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát.
- NHNN tăng lãi suất nhằm đảm bảo tăng lợi ích tiền gửi,nói cách khác là đưa lãi suất dần tiến tới lãi suất thực dương.
Thứ hai. nếu xem xét kỹ các đối tượng được hưởng lãi suất vay ưu đãi của các ngân hàng thì thấy rằng mới chỉ có các tập đoàn, tổng công ty, công ty, doanh nghiệp (chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước) trực tiếp sản xuất-kinh doanh các sản phẩm như: Xăng dầu, năng lượng, sắt, than, ximăng, thuốc chữa bệnh, phân bón...; các DN được Chính phủ trực tiếp chỉ đạo tham gia tạo lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế là được hưởng lãi suất ưu đãi. Việc các NHTM nhà nước cung ứng vốn cho điện lực và dệt - may là ví dụ.
Bên cạnh đó, có dư luận cho rằng một số ngân hàng tuyên bố hạ lãi suất cho vay thực chất là công bố mức lãi suất vẫn áp dụng lâu nay (luôn thấp hơn mức trần) cho các khách hàng truyền thống của mình. Hiện tại, ngoài các DN được hưởng ưu đãi, các DN đặc biệt là các DN nhỏ và vừa và khách hàng cá nhân đa phần vẫn phải chịu mức lãi suất vay trần (21%/năm) và rất khó khăn để tiếp cận vốn ngân hàng.
Nguyên nhân hạ nhiệt về mức lãi suất:
- Ngân hàng Nhà nước tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, như nghiêm cấm việc thu thêm phía ngoài lãi suất cho vay dưới bất kỳ hình thức nào, yêu cầu các ngân hàng thương mại có mức lãi suất huy động vốn VND trên 17,5%/năm thì phải báo cáo,… đồng thời tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định có liên quan. - Bản thân nhiều ngân hàng thương mại cũng nhận thức được rằng việc tăng cường cạnh tranh tăng lãi suất huy động vốn thời gian qua đem lại rất ít hiệu quả về việc tăng trưởng quy mô thu hút tiền gửi, nhưng lại làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của bản thân ngân hàng thương mại. Bởi vì với lãi suất cơ bản là 14%/năm và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tối đa không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản, tức không được vượt quá 21%/năm. Do đó với lãi suất huy động vốn VND trên 17,5%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, trừ đi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 11%, trừ đi tiền gửi bảo đảm thanh toán và tiền mặt tồn quỹ… thì chênh lệch giữa lai suất cho vay và chi phí huy động vốn đầu vào mà ngân hàng thương mại thu được không còn bao nhiêu.
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn, mạng lưới rộng, uy tín và thương hiệu được đông đảo khách hàng tin tưởng, mới đây đã tuyên bố giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,20%/năm đến 2,0%/năm. Quyết định đó cả ngân hàng này phát đi một tín hiệu về mặt tâm lý đối với các ngân hàng thương mại khác cân nhắc khi điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn của mình.
- Chỉ số tăng giá trên thị trường xã hội – CPI có xu hướng giảm, nhập siêu giảm mạnh, diễn biến kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, các biện pháp kiềm chế lạm phát đang
bắt đầu phát huy hiệu quả. Tình hình này tác động tới tâm lý của cả các ngân hàng thương mại trong cạnh tranh huy động vốn và cả tâm lý người gửi tiền theo chiều hướng tích cực. - Thị trường ngoại tệ hạ nhiệt. Giá USD trên thị trường tự do đã giảm mạnh, nên góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng vốn nội tệ hay rút tiết kiệm sang mua USD để cất trữ hay gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng thương mại làm cho nhu cầu vốn nội tệ bớt căng thẳng.
- Tin đồn và diễn biến tâm lý về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là tin đồn thiếu cơ sở và thiếu thực tế về thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, ngân hàng thương mại cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên thành thị,… đã bị loại bỏ.
- Tính thanh khoản của nền kinh tế chuyển biến tích cực, đặc biệt là tính thanh khoản của thị trương chứng khoán đã được cải thiện rõ rệt. Tình hình đó tác động đến cả tâm lý của thị trường tiền tệ và tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Thứ ba, những diễn biến nói trên là đáng mừng, tuy nhiên hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn còn cao. Trong khi lãi suất USD của FED vẫn không thay đổi, ở mức 2,0%/năm tư cuối tháng 4/2008, lãi suất USD trên thị trường quốc tế cũng ở mức thấp, nhưng lãi suất huy động vốn USD và cho vay USD của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở mức rất cao ( cao nhất lên tới 7,0% - 7,5%/năm), lãi suất cho vay lên tới 10%/năm và cao hơn.
Thứ tư, lãi suất đã giảm nhưng vẫn chỉ mang tính chất thăm dò thị trường, có thể là do hai nguyên nhân sau:
- Ngân hàng vẫn e ngại tỉ lệ lạm phát cao 5 tháng cuối năm khó huy động tiền gửi.
- Nhu cầu vốn cho vay và thanh khoản quý IV và đầu năm 2009 theo quy luật luôn rất cao. Sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn VND vẫn diễn ra gay gắt. Các NHTMCP quy mô nhỏ vẫn tiếp tục giữ mức lãi suất tiền gửi cao nhất gần sát hoặc bằng 19%/năm. Chưa nhiều ngân hàng thực sự yên tâm với triển vọng của thị trường.
Một chuyên gia tài chính-ngân hàng nhận định: "Cuộc chiến huy động lãi suất vẫn manh nha bùng nổ nếu có sự dịch chuyển mạnh đồng vốn tiền gửi từ các NHTM trung bình và nhỏ sang các NHTM lớn hơn, uy tín hơn và nếu các công ty tài chính của các tập đoàn tăng huy động vốn trên thị trường để đáp ứng sự thiếu hụt vốn của các thành viên khác trong tập đoàn; khi họ không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng".
II.
Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
1. Thực trạng tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
1.1. Tỷ suất lợi nhuận giữa các khu vực và thành phần kinh tế còn có sự chênh lệch.
Nếu so sánh giữa các khu vực của nền kinh tế thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có mức tỷ suất lợi nhuận dẫn đầu bỏ xa các khu vực khác, những năm gần đây khu vực này đều có mức tỷ suất lợi nhuận đều trên 10%, phải để đến như: Toyota Việt Nam hơn 19% năm 2007, Canon Việt Nam 16.2% năm 2006, …