Phương thức truyền dẫn không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode)

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập MẠNG MÁY TÍNH (Trang 90)

Mode)

5.7.1. Giới thiệu chung

Công nghệ truyền dẫn không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) ra đời như là một nền tảng cho mạng tổ hợp đa dịch vụ số băng rộng B-ISDN. ATM cho phép truyền thông đa phương tiện, đáp ứng đầy đủ các loại hình dịch vụ và có khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ theo yêu cầu. ATM có một sốđặc trưng khác với các công nghệ chuyển mạch khác. Đơn vị dữ liệu dùng trong ATM gọi là tế bàol (Cel), có độ dài 53 byte (5 byte Header và 48 byte dữ liệu). Trong các công nghệ khác độ dài của khung dữ liệu thay đổi (từ 64 đến 1500 Byte). Những Cell này là đơn vị cơ sở cho truyền dữ liệu. Lưu lượng dữ liệu từ nhiều kênh được ghép với nhau tại mức Cell. Kích thước Cell cốđịnh, nên các cơ chế chuyển mạch hoạt động truyền thông của mạng ATM hiệu quả cao, tốc độ cao. Một số mạng ATM có thể hoạt động tới tốc độ 622 Mbps, tốc độ chung 155 Mbps.

ATM hoạt động ở tầng 2 và 3 trong 3 tầng cuối của OSI. Tầng vật lý có các giao thức hỗ trợ như SONET, FDDI,... ATM hoạt động không phụ thuộc vào đường truyền vật lý. ATM được chia làm hai Channel có chứa các ô (Cell) hoạt động như tốc độ truyền bit cốđịnh khi dữ liệu được truyền giữa các mạch (Circuit) có kích thước khác nhau.

Các thiết bị mạng ATM liên kết với nhau bằng các đường dẫn ảo VPI (Virtual Path Identifier). Trong mỗi đường ảo, có nhiều kênh ảo VCI (Virtual Circuit Identifier). Mặc dù ATM được phát triển như là công nghệ của mạng WAN nhưng ATM có nhiều chức năng hỗ trợ cho các mạng LAN hiệu năng cao. Đó là ATM cho phép sử dụng cùng một công nghệ cho cả mạng LAN và WAN.

Application Presentation Session Transport Network Data link Physical ATM SONET/SDH,FDDI...

Hình 5.12 Mối quan hệ ATM vơí mô hình OSI

Về cơ bản, mạng ATM giống như mạng Frame Relay, các tế bào được truyền từ nguồn tới đích qua các mạng con chuyển mạch ATM. Node mạng giao tiếp với thiết bịđầu cuôí qua giao diện người sử dụng - mạng UNI (User Network Interface) và thiết bị chuyển mạch ATM giao tiếp với những thiết bị khác qua giao diện mạng-mạng NNI (Network Network Interface). Một mạng ATM đơn giản điển hình như sau:

ATM Router Rout Switch Switch Rout Chuyển mạch dịch vụ ATM Chuyển mạch dịch vụ ATM LAN B Public NNI Private NNI UNI

Phía thuê bao Router ATM LAN A

Hình 5.13 Mối quan hệ ATM với mô hình OSI 5.7.2. Kiến trúc phân tầng ATM

Kiến trúc ATM không có sự tương ứng hoàn toàn với các tầng của mô hình OSI. Mô hình kiến trúc ATM bao gồm các mặt bằng quản lý, mặt bằng điều khiển (kiểm tra) và mặt bằng người sử dụng. Mặt bằng quản lý gồm có quản lý mặt bằng và quản lý tầng.

a. Các mặt bằng quản lý

- Mặt bằng điều khiển: Cung cấp các chức năng thiết lập, giám sát và giải phóng liên kết. Mặt bằng này có nhiệm vụ khởi tạo và quản lý các yêu cầu báo hiệu.

Mô hình OSI Tầng thích ứng ATM Giao thức tầng cao Mặt bằng điều khiển Khách hàng Mặt bằng Mô hình mặt bằng quản lý Quản Lý mặt bằng Tầng ATM Tầng Vật lý Tầng Vật lý Tầng Liên kết Tầng Vận chuyển Tầng Mạng Tầng Ứng dụng Tầng Trình bày Tầng Phiên Qulý ản lớp Mô hình ATM Giao thức tầng cao

Hình 5.14 Kiến trúc phân tầng mô hình ATM

- Mặt bằng khách hàng: Cung cấp chức năng điều khiển vận chuyển các luồng thông tin, điều khiển luồng và quản lý các luồng dữ liệu , sữa lỗi.

- Mặt bằng quản lý: Cung cấp chức năng giám sát mạng liên quan đến dữ liệu và thông tin điều khiển. Gồm các chức năng quản lý lớp và quản lý mặt bằng.

- Quản lý lớp: Thực hiện việc điều hành các tham số người sử dụng, các thông tin quản lý khai thác và bảo dưỡng.

- Quản lý mặt bằng: Điều khiển hệ thống bằng cách can thiệp vào giữa các mặt bằng.

b. Vai trò và chức nằn các tầng ATM

Ngoài ra giao thức của mặt bằng điều khiển và mặt bằng khách hàng được phân loại tiếp thành tầng giao thức mức cao, tầng thích ứng, tầng ATM và tầng vật lý như sau:

- Tầng vật lý: Tương tự như lớp vật lý của OSI, ATM quản lý môi trường truyền dẫn, bao gồm 02 tầng con: Tầng con môi trường vật lý PMD (Physical Medium-Dependent) và tầng con kết hợp truyền dẫn TC (Transmission Convergence).

- Tầng ATM: Tầng ATM kết hợp với tầng thích ứng ATM có chức năng tương tự như tầng liên kết dữ liệu trong mô hình tham chiếu OSI. Hỗ trợ cho việc tách/ghép tế bào, dịch VPI và VCI, phát sinh tế bào mào đầu, điều khiển luồng chung.

- Lớp thích ứng ATM - AAL (ATM Adaption Layer): Có nhiệm vụ giao tiếp với lớp bậc cao. Cung cấp các phương tiện hội tụ cho phép các dạng truyền thông khác nhau có thể tương thích với

các dịch vụ ATM. Lớp AAL chuẩn bị dữ liệu của người sử dụng và phân đoạn dữ liệu thành 48 byte trong tế bào ATM. Tầng AAL chia thành hai tầng con: Tầng con hội tụ CS (Convergence Sublayer) và tầng con phân chia và kết hợp SAR (Segmentation and Reassembly Sublayer), thực hiện việc cắt các đơn vị dữ liệu của người sử dụng thành các Cell ATM 48-byte để truyền và hợp các Cell ATM thành đơn vị dữ liệu của người sử dụng khi nhận.

Physical • Bit Timing

Dependent • Physical Medium

Upper Layers Protocols Physical Layers ATM Layers AAL Layers

• Cell Rate Decoupling

Transmission • HEC Header Sequence Generation/ Ceritfication Convergence • Cell Delineation.Cell .

• Transmission Frame Adaptation

• Transmission Frame Genaration/Recovery Synchronous • Generic Flow Control Transfer • VPI/VCI Translation

Mode • Cell Multiplexing Demultiplexing ATM • Convergence Sublayer (CS)

Adaptation• Segmentation and Reassembly (SAR) TCP/IP, SPX/IPX,AppleTalk...

Hình 5.15 Các tầng trong ATM

- Giao thức các tầng trên (Upper Layers Protocols) : Nằm trên lớp AAL, nó tập hợp các dữ liệu khách hàng được chấp nhận, sau đó tiến hành sắp xếp vào trong các gói, và liên kết với lớp AAL.

Chức năng thông tin thời gian bít Chức năng tương ứng môi trường vật lý Môi trường vật lý

Phân chia tốc độ tế bào Tạo và xác định tín hiệu HEC Nhận dạng biên của tế báo Tạo và xác định khung truyền dẫn Truyền dẫn hội tụ tầng con Tầng vật lý

Điều khiển lưu lượng chung Tạo và tách thông tin ghép đầu Dịch các tế bào VPI/VCI Ghép và tách tế bào Tầng ATM Chức năng phân chia và kết hợp lại Chia và tập hợp lớp Chức năng kết hợp Tầng con hội tụ Tầng ATM thích ưng Chức năng của tầng bậc cao Tầng bậc cao Các chức năng Phân tầng Tầng

Hình 5.16 Vai trò & chức năng các tầng trong ATM 5.7.3. Liên kết ảo (Virtual Connections)

Liên kết ATM gồm hai loại liên kết ảo:

- Liên kết kênh ảo VCC (Virtual Channel Connection): Một kênh ảo cung cấp một liên kết logic giữa các thiết bị đầu cuối ATM. Kênh ảo có thể là kênh ảo cốđịnh PVC (Permanent VC) hoặc kênh ảo chuyển mạch SVC (Switch VC).

- Liên kết đường dẫn ảo VPC (Virtual Path Connection): Một liên kết đường dẫn ảo cung cấp một tập hợp logic các kênh ảo mà có cùng điểm cuối.

Kênh ảo và đường dẫn ảo có thể nhận diện qua các trường VCI và VPI trong Header của ATM Cell. Trong một đường dẫn ảo có thể có nhiều kênh ảo và kênh ảo trong các đường dẫn ảo khác nhau có thể có cùng một VCI. Do đó một kênh ảo hoàn toàn có thể xác định bởi sự kết hợp giữa VPI và VCI.

Trong kỹ thuật ATM, các tế bào chứa các loại dữ liệu khác nhau được dồn kênh trên một đường dẫn ảo VPI, thường một đường trung kế tốc độ cao hoặc một liên kết sử dụng thiết bị ATM. Trong một đường dẫn ảo có thể có một số kênh ảo VCI (Virtual Channel Identìier) riêng biệt. Trong cấu trúc khung của một tế bào ATM, trường VPI là 1 byte, tiếp theo trường VCI 2 byte. Thiết bị chuyển mạch ATM có thểđịnh tuyến ATM trên cơ sở byte đầu tiên. Khi Cell đến đích, VCI được dùng xác định sâu hơn vị trí chính xác để truyền Cell. Như vậy cặp VPI và VCI tạo một trường 3 byte, cho phép sử dụng tối đa 16 triệu kênh ảo trên một giao diện đơn.

VPI/VCI phải qua quá trình ánh xạ dựa trên bảng lộ trình lưu trữ tại các tổng đài chuyển mạch ATM. Khi một kênh ảo được thiết lập, bảng chọn đường tại các node chuyển mạch ATM

tìm kiếm và cung cấp địa chỉđích của các Cell đến dựa trên địa chỉ Header của Cell. Bảng chọn đường thường xuyên được cập nhật các địa chỉ mới VPI/VCI khi được các bộ chuyển mạch ATM chấp nhận. Trong giai đạon thiết lập cuộc gọi, các Cell được truyền từ node này sang node khác, đường dẫn gọi là Virtual.

Hình 5.17 Khái niệm kênh ảo và đường dẫn ảo

Công nghệ truyền dẫn không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) ra đời như là một nền tảng cho mạng tổ hợp đa dịch vụ số băng rộng B-ISDN. ATM cho phép truyền

5.7.4. So sánh ATM với các dịch vụ và kỹ thuật khác

ATM so sánh với Frame Relay:

- ATM và Frame Relay là hai công nghệ chuyển mạch tốc độ nhanh . Có thể nói ATM tương tự với Frame Relay. Tuy nhiên, khung dữ liệu (Frame) trong Frame Relay có kích thước thay đổi, thì ATM sử dụng các gói tin cốđịnh 53 bytes (được gọi là tế bào – Cell).

- Frame Relay cho phép vượt ngưỡng 64 Kb/s của X25, nhưng thông lượng tối đa chỉđạt tới 2 Mb/s, trong khi thông lượng ATM có thểđạt 155 Mb/s hoặc 622 Mb/s.

- ATM có thể chèn các tế bào có độ trễ truyền dẫn nhạy cảm, điều này không thểđược với Frame Relay, bởi vì Frame Relay có khung dữ liệu dài hơn, độ trễ lớn hơn và không thể dựđoán được độ trễ khi xử lý truyền thông tiếng nói và hình ảnh. Vì vậy Frame Relay không phù hợp cho các dịch vụ yêu cầu thời gian thực cao.

- Mặc dầu chưa đáp ứng được yêu cầu của truyền thông đa phương tiện, Frame Relay vẫn là một giải pháp quá độđược lựa chọn trong khi chờđợi kỹ thuật ATM đưa vào ứng dụng rộng rãi.

ATM và SONET

- SONET đơn giản là một kỹ thuật truyền dẫn, có thể hỗ trợ cho nhiều loại topo thay đỗi, bao gồm : điểm-điểm, hình sao, hình vòng.

- Khi phát triển ATM, thay vì phát triển một lớp vật lý mới, những nhà thiết kế của ATM đã sử dụng kỹ thuật liên kết dữ liệu của SONET và sử dụng nó cho chuyển mạch ATM. Hơn nữa, ATM Forum xác định tốc độ 622-Mbps ATM để chạy trên SONET. Tóm lại SONET là một dịch vụ vận chuyển bit từ nguồn tới đích và ATM là một kỹ thuật sử dụng SONET như là một dịch vụ vận chuyển của nó.

So Sánh ATM và Ethernet Gigabit

- Tốc độFast Ethernet và Ethernet Gigabit nhanh hơn tốc độ của ATM và ỗây dựng ATM khá đắt. Tuy nhiên ATM Forum đang phát triển ATM 2,5 Gbps cho LAN.

- Ethernet Gigabit có khả năng truyền dữ liệu và tiếng nói ở mức chấp nhận được, tuy nhiên nó vẫn chỉ là một kỹ thuật VBR (tốc độ bit thay đỗi) và gặp phải khó khăn khi mạng tắc nghẽn hoặc đòi hỏi truyền hình độ phân giải cao (HDTV).

- Giao thức giữ trước nguồn tài nguyên RSVP (Resource Reservation Protocol) và giao thức truyền dẫn thời gian thực RTP (Realtime Transport Protocol) là phương thức lỗi chất lượng dịch vụ của Ethernet Gigabit. Cả hai giao thức cho phép các ứng dụng bảo tồn tổng số riêng biệt của giải thông truyền dữ liệu. So sánh Ethernet Gigabit với ATM:

Khung Ethernet 802.3 có sự phân chia tốc độ không phù hợp, vì chiều dài thay đỗi từ 64 đến 1518 bytes. Trong khi tế bào ATM phân chia tốc độổn định và đảm bảo sự phân chia có thứ tự trong khung thời gian riêng biệt mà bit dữ liệu đến theo thứ tựđúng thời gian.

Trong Ethernet 802.3, khung được xếp hàng tại một node chuyển mạch trên cơ sở vào trước-ra trước (FI-FO). Hơn nữa trước khi chuyển mạch để truyền hàng khung ‘n’ thì toàn bộ dữ liệu chứa trong hàng khung ‘n-1’ phải được truyền. Theo đó một chuyển mạch phát hàng khung liên tục theo thứ tự chúng được đệm. Sự xử lý này ở trong ATM thì khác hẳn, tại node chuyển mạch ATM , hàng đợi khung không theo thứ tự chúng được đệm, mà chuyển mạch ATM dựa vào sựưu tiên để truyền dẫn: khung có độưu tiên cao hơn sẽđược truyền dẫn trước và ngược lại. Do đó ATM có thể tạo ra đồng thời nhiều hàng dịch vụđộc lập nhau với sự ưu tiên truyền dẫn khác nhau dựa trên loại dịch vụ mà vẫn cung cấp một tốc độ phân chia không đỗi. Đây chính là thế mạnh và sự “thông minh” của ATM. Do vậy mạng nhanh không phải là giải pháp cho nhiều vấn đề hội tụ.

Công nghệ ATM xuất hiện với mạng diện rộng, đa dịch vụ băng rộng. Phương thức truyền tải như là một “Mạng trong mạng”, không đồng bộ, tích hợp chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Thông tin được đặt trong các gói có độ dài cốđịnh. ATM sử dụng kênh ảo và nhóm kênh ảo tạo thành một đường dẫn ảo Thích hợp với dịch vụ yêu cầu truyền thời gian thực, đa phương tiện.

Câu hi trc nghim:

1. Hãy chọn câu đúng nhất về phương pháp kết nối liên mạng: A. Phương pháp kết nối tại tầng vật lý, bộ lặp Repeater.

B. Phương pháp kết nối tại tầng liên kết dữ liệu, thiết bị sử dụng cầu (Bridge) và các bộ chuyển mạch (Switched)

C. Phương pháp kết nối tầng mạng. Thiết bị sử dụng bộđịnh tuyến (Router). D. Kết nối liên mạng sử dụng các thiết bị như Modem, cáp Modem, Router.. 2. Mạng ISDN có những đặc điểm sau:

A. Là một mạng đa dịch vụ.

B. ISDN có hệ thống báo hiệu số 7 và các node chuyển mạch thông minh. C. Kiến trúc ISDN tương thích với mô hình OSI.

D. Tất cả khảng định trên. 3. Các phần tử cơ bản của mạng ISDN

B. TE2 là các thiết bịđầu cuối không có tính năng ISDN.

C. NT1 (Network Termination 1) thực hiện các chức năng thuộc tầng vật lý .

D. NT2 (Network Termination 2) là một thiết bị thông minh, thực hện các chức năng đến tầng mạng.

E. Tất cảđều đúng.

4. Các loại kênh trong mạng ISDN

A. Kênh D: Dùng để truyền báo hiệu giữa người sử dụng và mạng. B. Kênh B: Dùng để truyền dữ liệu

C. Kênh H cung cấp các dịch vụ tốc độ cao và ghép các luồng thông tin ở tốc độ thấp hơn. có 4 loại kênh H.

D. Các loại đường ảo và kênh ảo 5. Giao diện ISDN

A. Giao diện BRI (Basic Rate Interface) B. Giao diện PRI (Primary Rate Interface)

C. Giao diện giữa các tầng, cung cấp các điểm truy nhập dịch vụ. 6. Hoạt động trong tầng Datalink của ISDN:

D. Giao thức LAP-D A. Giao thức HDLC

B. Giao thức LAP-B và LAP – F C. Giao thức LAP-D và LAP – F 7. Đặc tính kỹ thuật mạng của X25

A. X25 định nghĩa chuẩn giao diện giữa DTE và DCE

B. Cung cấp các lựa chọn cho chuyển mạch ảo hoặc cốđịnh. X.25

C. Cung cấp các dịch vụ cóp độ tin cậy cao từ node tới node (End to End). D. Tốc độ tối đa 64 Kbps.

E. Tất cảđều đúng

8. Trên cáp sợi quang, các tốc độđiển hình của B-ISDN là: A. 51 Mbps(*)

B. 155 Mbps(*) C. 312 Mbps D. 622 Mbps(*)

9. Mạng X25 không hấp dẫn, vì:

A. Tốc độ thấp, không thích hợp các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao. Các dịch vụ LAN trong môi trường WAN.

B. Không phù hợp trong môi trường truyền dẫn quang. C. Tất cả khảng định trên đều đúng.

10. Hoạt động trong tầng Datalink của X25, có: A. Giao thức LAP-B

B. Giao thức HDLC

C. Giao thức LAP-B và LAP – F D. Giao thức LAP-D và LAP – F 11. Đặc trưng cơ bản của Frame Relay:

A. Không cần duy trì bảng trạng thái, không xử lý các gói tin điểu khiển. B. Loại bỏ các quá trình trình xử lý ở tầng mạng.

C. Không điều khiển lưu lượng và điều khiển lỗi theo từng đoạn mạng (Hop-by-Hop

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập MẠNG MÁY TÍNH (Trang 90)