2. Các dạng nhồi máu não khi có tắc động mạch thuộc tuần hoàn trước
2.1. Các khả năng tổn thương não liên quan với vị trí tắc và tuần hoàn bàng hệ
- Tắc động mạch cảnh trong không triệu chứng: tắc động mạch cảnh trong ngoài sọ với tuần hoàn bàng hệđầy đủ, đặc biệt là tuần hoàn bàng hệ qua đa giác Willis. - Nhồi máu toàn bộđộng mạch cảnh trong, cả vùng tưới máu của động mạch não
trước lẫn não giữa
o Tắc động mạch cảnh trong với bàng hệ qua đa giác Willis không toàn vẹn, không có bàng hệ qua động mạch thông trước lẫn động mạch thông sau
Chuyên đề 1: Tưới máu não và tương quan với tổn thương thiếu máu não
o Tắc động mạch cảnh trong đoạn tận cùng (tắc chữ T), và không có bàng hệ
qua động mạch thông trước
- Nhồi máu toàn bộ bán cầu hoặc não giữa-não sau: tắc động mạch cảnh trong ở
người có biến thể với động mạch não sau xuất phát từđộng mạch cảnh qua động mạch thông sau, thiếu đoạn P1, và
o Tuần hoàn bàng hệ qua động mạch thông trước không có (nhồi máu toàn bộ
bán cầu), không đầy đủ (nhồi máu vùng ĐM não giữa và não sau), hoặc
o Tắc ngay đoạn tận cùng động mạch cảnh trong (tắc chữ T) (nhồi máu động mạch não giữa và động mạch não sau cùng bên)
- Nhồi máu toàn bộđộng mạch não giữa
o Tắc tận cùng động mạch cảnh trong, với động mạch thông trước đủ dẫn máu bàng hệ cho động mạch não trước cùng bên
o Tắc động mạch cảnh trong dưới chỗ tận cùng, khiếm khuyết bàng hệ qua thông trước (hoặc mất đoạn A1) và thông sau
o Tắc thân động mạch não giữa (M1) trước hoặc ngay chỗ xuất phát các động mạch xuyên
- Nhồi máu một phần động mạch não giữa
o Nhồi máu vùng sâu đậu-vân: tắc thân động mạch não giữa (M1) trước hoặc ngay chỗ chia các nhánh xuyên, thường ở người trẻ với bàng hệ vỏ não đủ để tưới máu các nhánh nông
o Nhồi máu toàn bộ vùng tưới máu các nhánh nông động mạch não giữa: tắc cuối đoạn M1 hoặc ngay chỗ chia đôi, chia ba của động mạch não giữa, các nhánh sâu cho phần đậu-vân không bịảnh hưởng
o Nhồi máu phần sâu đậu-vân kèm một phần vùng tưới máu nhánh nông: huyết khối /lấp mạch tại thân động mạch não giữa làm tắc gốc các động mạch xuyên, cùng một mảnh lấp mạch làm tắc một phần các nhánh nông
o Nhồi máu toàn bộ vùng tưới máu một nhánh nông trên hoặc dưới, hoặc một phần của vùng này: tắc một nhánh nông hoặc một nhánh vỏ não
- Nhồi máu toàn bộ hoặc một phần động mạch não trước
o Tắc đoạn A1 mà không có bàng hệ qua động mạch thông trước
o Tắc ngay chỗ nối với động mạch thông trước hoặc ởđoạn A2
o Tắc một nhánh vỏ não của động mạch não trước
o Tắc đoạn A1 làm bít tắc gốc nhánh quặt ngược Heubner gây nhồi máu vùng trước nhân bèo và đầu nhân đuôi
- Nhồi máu động mạch não trước hai bên: hiếm, gặp khi tắc đoạn A1 một bên trong khi đoạn A1 bên kia không có hoặc thiểu sản
- Nhồi máu vùng ranh giới: do tắc hoặc hẹp động mạch cảnh trong trong hoặc ngoài sọ, hoặc thân động mạch não giữa, làm giảm tưới máu vùng ranh giới giữa các
động mạch não, hoặc vùng ranh giới nội tại giữa các nhánh nông và sâu của động mạch não giữa. Nhồi máu vùng ranh giới thường được thúc đẩy khi có tình trạng giảm huyết áp hoặc tăng nhu cầu chuyển hóa, ngoài ra, nhưđã đề cập ở phần trên, còn có sự góp mặt của cơ chế lấp mạch trong vùng giảm tưới máu.
NCS: ThS BS Nguyễn Bá Thắng, Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TPHCM
Chuyên đề 1: Tưới máu não và tương quan với tổn thương thiếu máu não