- Cơ chế ñẻ
2.2.4. Bệnh sát nhau
Theo Lê Hồng Mận (2002)[11], lợn nái sau ñẻ 3 giờ mà nhau thai không bong ra hết thì có thể xem là bị sát nhau.
Căn cứ vào mức ñộ của bệnh có thể chia ra như sau:
- Sát nhau hoàn toàn: toàn bộ nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung
ở cả hai sừng tử cung.
- Sát nhau không hoàn toàn: một phần nhau thai còn dính chặt trong tử
cung, một phần treo lủng lẳng ở mép âm môn.
2.2.4.1. Nguyên nhân gây sát nhau
Bệnh sát nhau do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do hai nhóm nguyên nhân sau:
- Tử cung co bóp quá yếu: sau khi sổ thai tử cung co bóp yếu, sức rặn của con mẹ giảm dần do trong thời gian có thai gia súc mẹ thiếu vận ñộng nhất là giai ñoạn cuối, khẩu phần thức ăn thiếu khoáng ñặc biệt là canxi. Con mẹ quá gầy hoặc quá béo, ñẻ quá nhiều thai, bào thai quá to, dịch thai quá nhiều, … từ ñó làm cho cơ tử cung giãn quá ñộ, làm giảm ñàn tính và sự co bóp. Ngoài ra, tất cả những trường hợp ñẻ khó ñều ảnh hưởng trực tiếp ñến quá trình co bóp của tử cung, làm giảm sức rặn của con mẹ dẫn tới nhau thai con không thể tách ra khỏi niêm mạc tử cung gia súc mẹ.
- Nhau con và nhau mẹ dính chặt với nhau: khi viêm nội mạc tử cung, viêm màng thai, hay do gia súc mẹ mắc bệnh sảy thai truyền nhiễm, … làm cho nhau thai con và nhau thai mẹ dính chặt với nhau nên mặc dù tử cung co bóp bình thường nhưng nhau thai mẹ và nhau thai con không thể tách rời nhau ñược.
2.2.4.2. Triệu chứng
Lợn bị sát nhau thường biểu hiện triệu chứng không rõ ràng. Lợn ăn uống kém, có thể bỏ ăn, uống nước nhiều. Thân nhiệt hơi tăng, lợn biểu hiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 26
không yên tĩnh, hơi ñau ñớn, thỉnh thoảng rặn. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu ñỏ nâu, có lẫn cả những mảnh nhau, mùi hôi tanh.