Đặc điểm, tình hình cơ bản của chủ trang trạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 52 - 54)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2.2.4. Đặc điểm, tình hình cơ bản của chủ trang trạ

Để phát triển kinh tế trang trại, một trong những yếu tố rất quan trọng có tính quyết định là khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của chủ trang trại. Nghiên cứu đặc điểm của chủ trang trại từ số liệu điều tra, chúng tôi tổng hợp và tính toán một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Đặc điểm, tình hình cơ bản về chủ trang trại

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Giới tính 50 100 Nam 47 94 Nữ 3 6 2. Dân tộc 50 100 Kinh 43 86 Sán Dìu 7 14 3. Thành phần 50 100 Nông dân 43 86 Khác 7 14 4. Tổ chức đoàn thể 50 100 Đảng viên 5 10

Hội viên đoàn viên 40 80

5. Trình độ Văn hoá 50 100 Không biết chữ Cấp I 10 20 Cấp II 22 44 Cấp III 18 36 6. Trình độ chuyên môn 50 100 Không bằng cấp 35 70 Sơ cấp 9 18 Trung cấp 4 8 Cao đẳng - Đại học 2 4

Theo số liệu tổng hợp kết quả điều tra, tính đến thời điểm cuối năm 2006 có thể thấy một số tình hình về chủ trang trại ở Phổ Yên như sau:

- Về giới tính: đa số các chủ trang trại là Nam, Nữ chỉ chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số.

- Về dân tộc: chủ trang trại là người Kinh chiếm đa số, người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14%, kết quả này cũng phản ánh đúng cơ cấu, thành phần các dân tộc ở các vùng có kinh tế trang trại của Phổ Yên.

- Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại phần lớn từ thành phần nông dân, điều này thể hiện việc hình thành các trang trại chủ yếu xuất phát từ kinh tế hộ nông dân tại địa phương. Một số chủ trang trại có nguồn gốc xuất thân khác là những người có điều kiện về vốn, có ý chí làm giầu thực hiện đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

- Về tổ chức đoàn thể của chủ trang trại có 10% là đảng viên, số còn lại hầu hết là hội viên, đoàn viên các đoàn thể như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ... của địa phương.

Từ thực tế hoạt động ở nhiều trang trại cho thấy, nét đặc trưng của chủ trang trại phải là những người có ý chí làm giàu, chịu khó học hỏi; có kinh nghiệm và khả năng quản lý, điều hành cũng như áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; có hiểu biết nhất định về thị trường... Tuy nhiên, đến nay ở Phổ Yên số này chưa nhiều.

- Về trình độ văn hoá: do phần đông xuất thân từ nông dân nên trình độ văn hoá bị hạn chế. Trong đó văn hoá cấp I còn chiếm tới 20%; văn hoá cấp II là 44% và cấp III là 36%. Đây cũng là vấn đề khó khăn đối với các chủ trang trại trong việc quản lý, quyết định các chủ trương đầu tư để phát triển trang trại.

- Về trình độ chuyên môn: phần lớn các chủ trang trại đều không có bằng cấp chuyên môn, số có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên chỉ có 12%. Thực tế này cho thấy năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật

và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh ở các trang trại còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)