Tổng quan về lạm phát năm 2010:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thực trạng lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam năm 1986 - 2010 pot (Trang 41 - 44)

3. Giai đoạn 3 (2009 – nay):

3.2.Tổng quan về lạm phát năm 2010:

3.2.1. Nguyên nhân:

 Sự tăng giá của các mặt hàng do các khoản chi phí đầu vào tăng thêm như: sự tăng giá của tiền lương (Năm 2010 điều chỉnh tăng lương tối thiểu từ 650.000đ/tháng lên 730.000đ/tháng), điện, nước, than, sắt thép…

 Nhập khẩu lạm phát. Điều này thể hiện rất rõ trong tâm lý tiêu dùng của người Việt: sính đồ ngoại. Với việc nhập siêu diễn ra trong nhiều năm đã tích tụ một lượng lạm phát được nhập khẩu tương đối lớn.

 Phụ thuộc vào tâm lý. Sự kỳ vọng vào lạm phát cao cũng khiến cho giá cả hàng hoá có xu hướng gia tăng, đặc biệt vào các dịp lễ, tết. Và thông thường, giá cả khi đã leo thang vào tạo thành mặt bằng giá mới, đặc biệt là dịch vụ và hàng tiêu dùng, rất khó điều chỉnh giảm trở lại.

 Tác động của lượng tiền lưu thông tăng lên từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khoá từ năm 2009 chuyển qua cũng là yếu tố gây sức ép lên lạm phát.

3.2.2. Diễn biến lạm phát năm 2010:

Bảng 8: Bảng chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI)Các tháng trong năm 2010

ĐVT: (%) Chỉ số giá tiêu dùng tháng So với

Tháng trước đó Cùng kì năm trước Tháng 12 năm 2009 1 1,36 7,62 1,36 2 1,96 8,46 3,35 3 0,75 9,46 4,12 4 0,14 9,23 4,27 5 0,27 9,05 4,55 6 0,22 8,69 4,78 7 0.06 8,19 4,84 8 0,23 8,18 5,08 9 1,31 8,64 6,46 10 1,05 9,66 7,58 11 1,86 11,09 9,58 12 1,98 11,95 11,75 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Giá cả trong những tháng đầu năm 2010 tăng khá cao so với các năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2010 tăng 0,75% so với tháng 2/2010. So với tháng 12/2009, CPI tháng 3/2010 tăng 4,12%.

CPI tháng 6 chỉ tăng 0,22% so với tháng 5 và tăng 4,78% so với tháng 12/2009. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2010 tăng 8,75% so với nửa đầu năm 2009.

CPI tháng 9 tăng khá mạnh, tăng 1,31% so với tháng 8 và tăng 6,46% so với tháng 12/2009.

CPI tháng 12 thăng 1,98% so với tháng 11. Tính đến cuối năm, CPI bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.

3.2.3. Chính sách:

Một số trọng tâm chỉ đạo điều hành của Chính phủ đến cuối năm 2010:

 Triển khai cho vay theo lãi suất thoả thuận đối với hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, thị trường mở,...để giảm dần mặt bằng lãi suất.

 Giữ ổn định giá bán than cho ngành điện và giá bán điện cho các đối tượng sử dụng điện; sử dụng linh hoạt, hiệu quả quỹ bình ổn giá và các công cụ khác để điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước...

 Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất tín dụng để tiêu thụ máy móc, thiết bị, vật tư sản xuất trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

 Rà soát lại các công trình, dự án đầu tư và các khoản chi thường xuyên, kiên quyết đình hoãn hoặc cắt giảm các công trình, các khoản chi chưa thật sự cần thiết.

 Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và chính sách an ninh lương thực, bảo đảm cho người sản xuất lúa có lãi bình quân hàng năm tối thiểu 30% so với giá thành sản xuất ).

3.2.4. Hiệu quả của kiềm chế lạm phát năm 2010:

Tình hình KT – XH năm 2010 đã phát triển theo hướng tích cực. Nền kinh tế phục hồi khá nhanh với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Thực hiện có kết quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Lãi suất huy động và vay vốn ngân hàng đã giảm nhẹ, dư nợ tín dụng tăng cao hơn trong các tháng gần đây

Theo báo cáo của tổng cục thống kê cuối năm 2010, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã đạt được kết quả khá toàn diện, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế tiếp tục phục hồi khá nhanh. Các ngành, lĩnh vực đều đạt tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, phù hợp và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.

Tình hình thiếu điện trên diện rộng tăng lên, trong khi khả năng cân đối nguồn điện còn nhiều hạn chế. Thiên tai, hạn hán, lũ lụt được dự báo có thể nặng nề hơn các năm trước sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và các mặt của đời sống xã hội. Nhập siêu vẫn ở mức cao. Ước nhập siêu 6 tháng đầu năm khoảng 6,7 tỷ USD, bằng 20,9% kim ngạch xuất khẩu. Giá trên thị trường thế giới và giá vật tư đầu vào tăng.

Về tình hình lãi suất tín dụng tuy đang giảm nhưng vẫn còn cao, NHNN đã sử dụng tích cực các công cụ của chính sách tiền tệ và quyết liệt chỉ đạo các tổ chức tín dụng khắc phục khó khăn, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm 2010, lãi suất huy động VND tại các tổ chức tín dụng giảm 0,7%, trong khi lãi suất cho vay VND giảm 1%. Hiện nay, lãi suất huy động bình quân VND trên tất cả các kỳ hạn của ngân hàng thương mại đạt 11%/năm, lãi suất cho vay bình quân VND là 13,4%/năm.

Từ ngày 1/7/2010, các NHTM Nhà nước và các NHTM cổ phần quy mô lớn đã thống nhất tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở mức tối đa từ 12%-12,5%/năm. Vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng cũng kêu gọi toàn thể các tổ chức hội viên trên cơ sở tiết kiệm chi phí, xem xét tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được vốn ngân hàng, vay được vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Với quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước và sự đồng thuận cao của các NHTM, ngành Ngân hàng phấn đấu trong quý 3/2010 mặt bằng lãi suất huy động VND sẽ giảm xuống khoảng 10%/năm và lãi suất cho vay giảm khoảng 12%/năm như chỉ đạo của Chính phủ.

Hiện nay thanh khoản của hệ thống ngân hàng tốt, tốc độ tăng vốn huy động cho đến cuối tháng 6/2010 tiếp tục tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng đang trong xu thế giảm (lãi suất kỳ hạn 3 năm giảm xuống dưới 10%), chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 thấp, lạm phát đang được kiềm chế… là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho các Ngân hàng thương mại thực hiện lộ trình giảm lãi suất.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thực trạng lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam năm 1986 - 2010 pot (Trang 41 - 44)