II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TẠ
6. Đánh giá chính xác việc thực hiện các kết quả kế hoạch sản xuất
xuất kinh doanh để rút ra bài học kinh nghiệm
Quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đều được phản ánh qua các chỉ tiêu kết quả , những chỉ tiêu này vừa phản ánh khả năng thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và nó cũng là căn cứ quan trọng để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo.
Trong những năm qua , việc đánh giá các chỉ tiêu kết quả của Công ty Cổ phần may Thăng Long đã có nhiều sai lệch dẫn đến việc hoạch định kế hoạch hàng năm không chính xác, do đó phải điều chỉnh kế hoạch vào cuối năm , điều này đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Vì vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp nhằm chấn chỉnh lại và hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót trong việc đánh giá các chỉ tiêu kết qủa sản xuất kinh doanh của mình . Công ty có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau đây để phân tích kết quả:
-Tỷ lệ lợi nhuận và chi phí : Ec = B/C Ec là tỷ trọng lợi nhuận ,chi phí
B là mức lợi nhuận trong thời điểm tính toán . C là tổng chi phí trong thời gian tính toán . -Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi :
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần Chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động = Lãi gộp / Doanh thu thuần
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Các chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được từ việc kết hợp quản lý , khả năng thanh toán , quản lý tài sản , quản lý nợ đối với những kết quả hoạt động.
Công ty cũng cần có một đội ngũ giám sát kiểm tra nội bộ thực sự có năng lực để có thể kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chỉ tiêu kết quả , đồng thời phải có đội ngũ chuyên viên giúp việc có năng lực cao , linh hoạt trong công tác tham mưu cho ban giám đốc.
Như vậy , công ty câng phải coi trọng việc đánh giá chính xác các kết qủa thực hiện kế hoạch để xây dựng kế hoạch cho kỳ tiếp theo phù hợp, không cao quá cũng không thấp quá nhằm tận dụng được hiệu quả các nguồn lực của công ty trong việc thực hiện mục tiêu chung .
KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tiên phải làm là lập kế hoạch . Bởi lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động , làm giảm sự tác động của những thay đổi , tránh được sự lãng phí dư thừa và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận lợi cho công tác kiểm tra.
Dự trên cơ sở những luận giải và trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quá trình quản lý của doanh nghiệp , chuyên đề đã đi sâu phân tích trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá đúng những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân làm cản trở hoạt động lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long .
Dựa vào kế quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại Công ty , chuyên đề cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần may Thăng Long . Các biện pháp được đề cập là : Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty , Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường , tăng cường bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch , tăng cường hoạt động thu thập và xử lý thông tin , tăng cường sự phôi hợp giữa các phòng ban trong công ty …
Được thực hiện trong sự giới hạn về thời gian , mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng , khả năng và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa thể nghiên cứu một cách hoàn chỉnh những vấn đề đã đặt ra.Vì vậy em rất mongnhận được ý kiến đónggóp của quí thầy cô và các cô chú ở Công ty cổ phần may Thăng Long để tiếp tục hoàn thiện chuyên đề của mình .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa khoa học quản lý - Khoa học quản lý tập I - PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS . Nguyễn Thị NGọc Huyền - NXB Khoa học và kỹ thuật Hà NỘi - 2004
2. Khoa khoa học quản lý - Quản lý kinh tế tập I - GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, TS. Mai Văn Bưu - NXB khoa học và kỹ thuật - 2001
3. Khoa khoa học quản lý - lý thuyết quản trị doanh nghiệp - TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền - NXB Khoa học kỹ thuật - 1997
4. Kế hoạch hoá và quan hệ thị trường - Nguyễn Thành Bang, Võ Duy Kiệt - NXB giáo dục.
5. Những vấn đề cốt yếu của quản lý - Harold Koontz, Cyril odonell, Heint weihrich - NXB khoa học và kỹ thuật - 1992.
6. Quản lý có hiệu quả theo phương pháp của Deming - NXB Thống kê - 1996
7. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - Bộ môn quản trị doanh nghiệp.
8. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu KHSX năm 2004, 2005. 9. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 10. Báo cáo năng lực sản xuất của công ty.
MỤC LỤC
I.KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH...3
1.Khái niệm...3
2.Vai trò của lập kế hoạch...5
3.Hệ thống kế hoạch của tổ chức...7
3.1 Theo mức độ tổng quát ...7
3.1.1. Sứ mệnh...8
3.1.2. Kế hoạch chiến luợc...8
3.1.3.Kế hoạch tác nghiệp ...9
3.2. Theo thời gian thực hiện kế hoạch...11
3.3.Theo mức cụ thể ...12
II.QUÁ TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH...12
1.Nghiên cứu và dự báo...12
2.Thiết lập các mục tiêu...13
3.Phát triển các tiền đề...14
4.Xây dựng các phương án...14
5.Đánh giá các phương án...15
6.Lựa chọn phương án và ra quyết định...15
III. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH...15
1.Quan điểm của các nhà lập kế hoạch...15
2.Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp...16
3.Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh ...17
4.Hệ thống mục tiêu , chiến lược của doanh nghiệp...18
5.Sự hạn chế của các nguồn lực...18
6.Hệ thống thông tin ...19
8. Hệ thống kiểm tra đảm bảo cho quá trình lập kế hoạch đạt kết quả và hiệu quả...20
9. Năng lực của các chuyên gia lập kế hoạch ...20
IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH ...20
1. Những yêu cầu đối với công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp...20
2. Các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh...21
2.1. Căn cứ vào chủ trương , đường lối , chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước...21
2.2.Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trường...22
2.3 Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh , về khả năng nguồn lực có thể khai thác...22
22 3. Các phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ...23
3.1.Phương pháp cân đối ...23
3.2. Phương pháp tỷ lệ cố định ...23
3.3 Phương pháp lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động...24
3.4. Phương pháp lợi thế vượt trội ...24
3.5. Phương pháp mô hình PIMS (Profit Impact Market Strategy) . .25 3.6. Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm...26
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...27
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty...27
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty ...30
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty...30
2.1.1 Cấp công ty ...31
2.1.2.Cấp xí nghiệp...33
Nguồn văn phòng công ty...34
2.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty...34
(Nguồn : P.kỹ thuật )...35
2.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm...36
2.4.Đặc điểm loại hình sản xuất ,ngành nghề kinh doanh của Công ty ...37
2.4.1.Loại hình sản xuất...37
2.4.2. Ngành nghề kinh doanh...37
3.Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty trong thời gian qua...40
4. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2010...40
II. THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY...42
1. Hệ thống kế hoạch hiện nay của Công ty...42
2. Các căn cứ lập kế hoạch của Công ty...42
2.1 Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do Tập Đoàn Dệt –May giao...43
2.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường...43
2.3 Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty...45
2.4 Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước...48
3. Các phương pháp lập kế hoạch của Công ty ...52
V.III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY...52
1.Đánh giá công tac lập kế hoạch trên cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuát kinh doanh của Công ty trong những năm qua và xây dựng kế hoạch cho năm 2006...52
2. Những kết quả đạt được...57
4. Những nguyên nhân...60
I. QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ CUA LẬP KẾ HOẠCH...61
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY...62
1.Hoàn thiện bộ máy tổ chức trong Công ty...62
2. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường...62
4. Tăng cường hoạt động thu thập và xử lý thông tin...64
5. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty ...66
6. Đánh giá chính xác việc thực hiện các kết quả kế hoạch sản xuất kinh doanh để rút ra bài học kinh nghiệm ...66