Nào hãy thưởng thức Windows XP ngay bây giờ!

Một phần của tài liệu Giao trinh Win XP (Trang 59 - 73)

Cám ơn bạn đã đọc Chỉ dẫn Bước đầu làm quen với Windows XP. Lúc này chắc bạn đã nắm được những khái niệm cơ bản để sử dụng thành công và thích thú với Windows XP, hãy thử nghiệm những cái mới. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn biết về những điều bạn đã tìm hiểu được. Cùng làm việc và chỉ dạy lẫn nhau là một hình thức có tác động tốt nhất. Hãy vui chơi và thưởng thức thế giới Windows XP!

Phần 6: Bảng chú giải thuật ngữ Windows XPA A

Ảnh của tôi Một cặp cung cấp cho bạn nơi thuận tiện để cất giữ các tệp ảnh và đồ họa, và thực hiện tác vụ cụ thể cho những tệp này. Bạn có thể truy nhập vào cặp này bằng cách bấm vào Bắt đầu, sau đó bấm Ảnh của tôi.

Âm nhạc của tôi Một cặp cung cấp cho bạn nơi thuận tiện để cất giữ các tệp nhạc và thực hiện tác vụ cụ thể cho những tệp này. Bạn có thể truy nhập vào cặp này bằng cách bấm vào Bắt đầu, sau đó bấm Âm nhạc của tôi.

B

bàn làm việc Một vùng làm việc trên màn hình sử dụng các biểu tượng và menu để mô phỏng mặt trên của một cái bàn. Mục đích của nó là làm cho máy tính dễ sử dụng hơn bằng cách cho phép người dùng có thể di chuyển hình ảnh, đối tượng, khởi động và dừng tác vụ, theo cách thức giống hệt như khi chúng ở trên một mặt bàn giấy thông thường trong thực tế. Xem thêm phần

giao diện đồ họa người dùng

bấm Để đặt chuột vào vị trí một đối tượng, tiếp đó nhấn và nhả nút chuột chính (nút trái).

bấm chuột phải Đặt vị trí chuột lên một đối tượng, tiếp đó nhấn và nhả nút chuột phụ (nút phải). Thao tác bấm chuột phải mở ra một menu lối tắt gồm có các lệnh hữu ích, chúng thay đổi tùy thuộc vào nơi nào của Windows bạn bấm chuột vào.

bấm đúp Nhấn và nhả nút chuột hai lần liên tiếp mà không di chuyển chuột. Bấm đúp là cách chọn rồi kích hoạt mau lẹ một chương trình hoặc tính năng chương trình. Xem thêm phần bấm, kéo

biểu tượng Một ảnh nhỏ hiển thị trên màn hình biểu diễn một đối tượng mà bạn có thể điều khiển. Biểu tượng cho phép bạn thực hiện nhiều hoạt động của máy tính mà không cần nhớ hay phải gõ lệnh.

bo mạch chủ Bảng mạch chính của một chiếc máy tính. Bo mạch chủ chứa các đầu nối để gắn các bo mạch bổ sung.

bố trí bàn phím Sự sắp đặt vị trí của ký tự và ký hiệu dùng cho ngôn ngữ khác. Bố trí bàn phím quyết định ký tự nào xuất hiện khi bạn nhấn phím trên bàn phím của bạn. Bố trí được gán vào thay đổi bàn phím của bạn nếu bạn lựa một ngôn ngữ khác trong tính năng Thiết đặt Vùng và Ngôn ngữ trên Pa-nen Điều khiển.

trên ổ đĩa hoặc bộ nhớ cho đến khi máy in sẵn sàng.

bộ điều hợp mạng Một thiết bị kết nối máy tính của bạn vào mạng. Thiết bị này đôi khi còn được gọi là vỉ điều hợp hoặc vỉ giao diện mạng.

C

cài đặt Để bổ sung thêm các tệp chương trình vào máy tính của bạn trong lần đầu tiên. Quá trình cài đặt khác với việc nâng cấp một chương trình (nâng cấp chương trình là cập nhật các tệp hay cặp chương trình đang tồn tại lên một phiên bản mới hơn).

cặp Một bộ chứa các chương trình và tệp và được biểu diễn trên màn hình bằng một biểu tượng (một ảnh nhỏ) của một cặp chứa tệp. Một cặp có thể chứa tệp và các cặp khác. Sử dụng cặp là cách tối ưu để tổ chức chương trình và tài liệu trên ổ đĩa của bạn.

Cập nhật Tự động Một tính năng bảo mật cho phép Windows tự động tải về và cài đặt các bản cập nhật về bảo mật, cập nhật thiết yếu và gói dịch vụ theo lịch do bạn quyết định. Bạn cũng có thể thiết lập để dịch vụ Cập nhật Tự động thông báo cho biết bất cứ khi nào có các cập nhật quan trọng.

chia sẻ Làm cho cặp, máy in, và các tài nguyên khác sẵn dùng đối với những người dùng khác. Xem thêm phần tài nguyên

chuột Một thiết bị trỏ phổ biến. Đặc điểm cơ bản của chuột là vỏ bọc có đáy bằng, được thiết kế để nắm chặt được bằng một tay, có một hoặc nhiều nút phía trên đầu, một thiết bị dò mở ra nhiều hướng (thường là một viên bi) nằm ở mặt đáy, và dây cáp nối chuột vào máy tính. Người dùng điều khiển con chạy trên màn hình bằng cách di chuyển con chuột vòng quanh. Để lựa các khoản mục hoặc lệnh trên màn hình, người dùng nhấn một trong số các nút chuột, gọi là thao tác bấm chuột. /p>

chương trình Một chương trình cho phép bạn thực hiện các tác vụ như xử lý văn bản, tính toán, hoặc quản lý dữ liệu. Chương trình còn được gọi là ứng dụng.

chương trình dựa trên MS-DOS Một chương trình được thiết kế để chạy bằng MS-DOS và do vậy không thể tận dụng hết tất cả các tính năng của Windows. Xem thêm phần MS-DOS ( Hệ điều hành đĩa của Microsoft); tệp thông tin chương trình (PIF)

con trỏ chuột Một phần tử trên màn hình thể hiện các thay đổi vị trí khi người dùng di chuyển chuột. Tùy thuộc vào vị trí của con trỏ chuột và sự vận hành của chương trình mà nó đang hoạt động, vùng màn hình nơi con trỏ chuột xuất hiện đáp ứng mục tiêu đối với hành động khi người dùng nhấn một trong số các nút chuột.

cổng Đường kết nối (thường nằm ở mặt sau của máy tính) nơi bạn gắn dây cáp vào thiết bị, ví dụ như máy in, chuột bàn phím, thiết bị hiển thị hoặc mạng. Mỗi loại cổng chấp nhận một loại ổ cắm đặc trưng riêng cho từng mục đích cụ thể. Ví dụ, cổng dữ liệu tuần tự, bàn phím và cổng mạng tốc độ cao, sử dụng các đầu nối khác nhau.

cổng tuần tự Một bộ nối thường dùng theo máy in và được định vị ở mặt sau của chiếc máy tính.

cổng song song Bộ nối đầu ra/đầu vào cho một thiết bị giao diện song song. Các máy in thường được cắm vào cổng song song. Xem thêm phần cổng tuần tự

cổng trò chơi Một đường kết nối trên máy tính, theo đó bạn gắn một cần điều khiển hoặc một thiết bị trò chơi khác vào máy tính của bạn. Xem thêm phần cổng tuần tự

cửa sổ Một phần của màn hình nơi các chương trình và tiến trình có thể chạy. Ví dụ, bạn có thể mở chương trình thư điện tử trong một cửa sổ và tìm kiếm thông tin trên Web trong một cửa sổ khác. Cửa sổ có thể đóng, thay đổi kích thước, di chuyển, cực tiểu hoá thành một nút trên thanh công cụ hoặc cực đại hóa thành toàn màn hình.

cửa sổ dấu nhắc dòng lệnh Một cửa sổ hiển thị trên bàn làm việc dùng để giao tiếp với hệ điều hành MS-DOS. Các lệnh của MS-DOS được gõ tại điểm nhập, được nhận biết bởi một con trỏ nhấp nháy. Xem thêm phần MS-DOS (Hệ điều hành Đĩa của Microsoft)

Cửa sổ máy in Cửa sổ Máy in hiển thị thông tin về các công việc in đang cùng đợi in. Với mỗi máy in đã cài đặt hoặc máy in kết nối vào, bạn có thể nhìn vào cửa sổ này để biết có bao nhiêu tài liệu đang chờ in, ai đang in tài liệu đó, và dung lượng của nó là bao nhiêu.

cực đại hóa Để phóng to một cửa sổ lên kích thước lớn nhất của nó bằng cách bấm nút Cực đại (nằm bên phải thanh tiêu đề). Xem thêm phần cực tiểu hóa; thanh tiêu đề

cực tiểu hoá Thu nhỏ một cửa sổ thành một nút trên thanh tác vụ bằng cách bấm nút Cực tiểu (nằm bên phải thanh tiêu đề). Xem thêm phần cực đại hoá; thanh tiêu đề

D

dỡ cài đặt Hành động loại bỏ các tệp và cặp chương trình ra khỏi đĩa cứng của bạn và tháo gỡ dữ liệu liên quan khỏi máy tính do phần mềm không dùng nữa.

đĩa cứng Một thiết bị (còn gọi là ổ đĩa cứng) ghi và cất giữ dữ liệu. Đĩa cứng thường được đặt bên trong máy tính.

đĩa hệ thống Một đĩa chứa các tệp hệ thống MS-DOS cần thiết để khởi động MS-DOS. Xem thêm phần MS-DOS (Hệ điều hành đĩa của Microsoft)

đĩa mềm Môi trường lưu trữ giữ dữ liệu cỡ 3.5-in-sơ có thể dùng lại được. Các đĩa mềm được dùng hiện nay có dung lượng 1.44 MB dữ liệu. Nó được gọi là đĩa mềm vì những loại đĩa mềm đầu tiên được bọc trong các túi có thể uốn cong được.

điểm ảnh Điểm ảnh là phần tử nhỏ nhất mà phần mềm hay thiết bị hiển thị và phần cứng phục vụ in ấn vận dụng để tạo ra chữ cái, con số, hoặc đồ hoạ. Là chữ viết tắt cho phần tử ảnh, điểm ảnh là một chấm trong hệ thống đường kẻ ô gồm hàng nghìn những chấm như vậy, tạo thành một hình ảnh trên màn hình từ máy tính hoặc ảnh trên giấy từ máy in. Xem thêm phần độ phân

giải màn hình

điểm chèn Vị trí mà văn bản sẽ được chèn vào khi bạn đánh máy. Điểm chèn thường xuất hiện ở dạng một vạch kẻ dọc nhấp nháy trong một cửa sổ ứng dụng hoặc một hộp thoại.

đối tượng Một thực thể, ví dụ như một tệp, cặp, cặp chia sẻ, hay máy in, được mô tả theo thuộc tính cụ thể. Ví dụ, thuộc tính của một đối tượng Tệp gồm có tên, vị trí và kích thước của nó. Xem thêm phần quyền máy in

đối tượng được nối kết Một đối tượng được chèn vào trong một tài liệu nhưng vẫn tồn tại trong tệp nguồn ban đầu. Khi thông tin được nối kết, tài liệu mới sẽ tự động được cập nhật nếu thông tin ở tài liệu gốc thay đổi. Để sửa thông tin được nối kết, hãy bấm đúp vào đối tượng. Thanh công cụ và menu từ chương trình gốc sẽ xuất hiện. Nếu tài liệu gốc nằm trên máy tính của bạn, những thay đổi mà bạn thực hiện với thông tin được nối kết cũng sẽ xuất hiện trên tài liệu gốc. Xem thêm phần tài liệu nguồn

đối tượng nhúng Những thông tin được tạo ra trong một chương trình khác được dán vào bên trong tài liệu của bạn. Khi thông tin được nhúng, bạn có thể dùng các thanh công cụ và menu từ chương trình gốc để biên tập thông tin trong tài liệu mới. Để biên tập thông tin được nhúng, bấm đúp vào nó, các thanh công cụ và menu từ chương trình đã dùng để tạo ra thông tin sẽ xuất hiện. Thông tin nhúng không được nối kết đến nguồn ban đầu. Nếu bạn thay đổi thông tin ở một chỗ, nó sẽ không được cập nhật ở chỗ kia.

độ phân giải màn hình Thiết đặt nhằm quyết định lượng thông tin xuất hiện trên màn hình của bạn, tính theo đơn vị điểm ảnh. Độ phân giải thấp, ví dụ 640 x 480, khiến cho các khoản mục xuất hiện trên màn hình lớn nhưng vùng màn hình lại nhỏ. Độ phân giải cao, chẳng hạn 1024 x 768, làm cho vùng màn hình tổng thể lớn, mặc dù cá thể mỗi khoản mục xuất hiện nhỏ.

G

giao diện đồ hoạ với người dùng (GUI) Một môi trường máy tính trực quan biểu diễn các chương trình, tệp và các tùy chọn bằng các hình ảnh nhỏ trên màn hình. Các khoản mục bao gồm biểu tượng, menu, và hộp thoại. Người dùng có thể lựa và kích hoạt những tùy chọn này bằng cách trỏ và bấm chuột hoặc bàn phím. Hầu hết các khoản mục dẫn hướng (như thanh cuộn) cũng hoạt động như vậy trong tất cả các chương trình.

gigabyte (GB) Đơn vị đo dữ liệu, 1gigabyte bằng 1,024 megabyte. Xem thêm phần kilobyte (KB); megabyte (MB)

H

hàng đợi Một danh sách các chương trình hoặc tác vụ đang cùng đợi để thực hiện hành động do người dùng yêu cầu. Đối với in ấn, khái niệm hàng đợi muốn nói đến một nhóm tài liệu đang chờ để in. Xem thêm phần máy in

máy tính, và các dịch vụ thư điện tử cho người dùng mạng. Xem thêm phần máy sử dụng

hiện hoạt Mô tả cửa sổ hoặc biểu tượng hiện thời bạn đang sử dụng, hoặc đang được lựa. Hệ điều hành luôn áp dụng hành động nhấn phím hoặc lệnh kế tiếp bạn chọn vào cửa sổ hiện hoạt. Các cửa sổ và biểu tượng trên bàn làm việc không được lựa đều là thụ động.

hình thu nhỏ Phiên bản thu nhỏ của một hình ảnh thường được dùng để duyệt nhanh qua nhiều ảnh một lúc.

hồ sơ người dùng Một tệp chứa thông tin cấu hình của một người dùng cụ thể, ví dụ như các thiết đặt bàn làm việc hoặc các ứng dụng. Các sở thích của mỗi người dùng được lưu lại trong hồ sơ người dùng mà Windows sử dụng để đặt cấu hình bàn làm việc mỗi khi người dùng đó đăng nhập.

hộp chữ hộp hình chữ nhật trên màn hình mà bạn có thể gõ thông tin vào đó để thực hiện một lệnh.

hộp kiểm Hộp kiểm được dùng để hữu hiệu hoá hoặc vô hiệu hoá một hay nhiều tính năng hoặc tùy chọn của một tập các tùy chọn. Khi một tùy chọn được lựa, sẽ có một dấu X hay một dấu kiểm xuất hiện trong hộp.

hộp thoại Một cửa sổ đặc biệt được hiển thị bởi một chương trình, chứa các nút và nhiều tùy chọn khác nhau để cho người dùng thực hiện lệnh và tác vụ.

I

Internet Một mạng toàn cầu các hệ phục vụ máy tính. Nếu bạn truy nhập vào Internet, bạn có thể truy xuất thông tin từ hàng triệu nguồn đầu mối, bao gồm các trường học, cơ quan chính phủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Xem thêm phần World Wide Web

K

kéo Di chuyển một khoản mục trên màn hình bằng cách lựa một khoản mục, tiếp đó vừa nhấn vừa giữ nút chuột trong lúc di chuyển chuột. Chẳng hạn, bạn có thể di chuyển một cửa sổ đến một vị trí khác trên màn hình bằng thao tác kéo thanh tiêu đề của cửa sổ đó.

kéo-và-thả Thực hiện các thao tác bằng cách dùng chuột để kéo đối tượng trên màn hình. Chẳng hạn, để xoá bỏ một tài liệu, người dùng có thể kéo biểu tượng tài liệu đó từ bên này sang bên kia màn hình và thả nó vào Thùng Rác. Bằng việc định vị tài liệu lên trên Thùng Rác cho đến khi Thùng Rác được tô đậm, tài liệu sẽ được đặt vào bên trong Thùng Rác khi chuột được nhả ra. Xem thêm phần kéo, giao diện đồ hoạ người dùng

kết nối băng rộng Sự kết nối Internet tốc độ cao, chẳng hạn như DSL và dịch vụ modem cáp.

thoại thông thường.

kiểu chữ Một bộ ký tự có các đặc tính chung, chẳng hạn độ rộng nét chữ và có hoặc không có chân chữ. Xem thêm phần phông chữ

kilobyte (KB) Đơn vị tính dữ liệu, 1kilobyte bằng 1,024 byte. Xem thêm phần gigabyte (GB); megabyte (MB)

L

lệnh Một chỉ thị cho chương trình máy tính, khi được đưa ra bởi người dùng, sẽ dẫn đến một hành động được thực hiện. Lệnh thường được gõ từ bàn phím hoặc được chọn từ một menu.

loại tệp Biểu diễn các đặc tính của một tệp. Loại tệp xác định chương trình, chẳng hạn như Microsoft Word, được dùng để mở tệp. Các loại tệp có mối liên kết với phần mở rộng tên tệp. Ví dụ, các tệp có đuôi .txt hoặc .log là các tệp văn bản và có thể dùng bất cứ bộ soạn thảo văn bản nào để mở.

lối tắt Một nối kết đến mọi khoản mục sử dụng được trên máy tính của bạn hoặc trên một mạng, ví dụ một chương trình, tệp, cặp, ổ đĩa, trang Web, máy in, hoặc một máy tính khác. Bạn có thể đặt lối tắt ở nhiều nơi khác nhau, như trên bàn làm việc, trong menu Bắt đầu hoặc trong một cặp cụ thể. Xem thêm phần bàn làm việc

lựa Để chỉ rõ một khối văn bản hay dữ liệu trên màn hình bằng cách tô đậm nó lên. Mục đích là

Một phần của tài liệu Giao trinh Win XP (Trang 59 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w