- Tài nguyên đất:
Chương III: Đánh giá tình hình sức khoẻ cộng đồn gô nhiễm làng nghề và các giải pháp.
3.2/ Giải pháp và kiến nghị đối với việc quản lý ở làng nghề Đa Sỹ.
3.2.1/ Giải pháp đối với việc quản lý ở làng nghề Đa Sỹ
Hầu hết người dân trong làng Đa Sỹ đều làm nghề rèn ( chiếm đên 90% trong tổng số dân ) do vậy nghề rèn có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến kinh tế làng nghề Đa Sỹ. Tuy nhiên cũng giống như những làng nghề khác, vấn đề môi trường là một bài toán nan giải và cần phải giải quyết. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề này em xin đưa ra một số giải pháp như sauSy
3.2.1.1/ Giải pháp về tuyên truyền giáo dục.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sức khoẻ cho người dân. Có thể nói đây là biện pháp được đánh giá là có tính yếu tố quyết định nhất trong các biện pháp được đưa ra. Nếu công tác tuyên truyền giáo dục đối với cộng đồng người dân đẩy mạnh thì hoạt động quản lý môi trường tại làng nghề được dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua tuyên truyền giáo dục về môi trường cho người dân thì họ hiểu được những tac hại của việc suy giảm chất lượng môi trường sống do hoạt động sản xuất tại lang nghề gây ra và qua đó họ sẽ nhận thức được và từ đó họ có ý thức bảo vệ môi trường của mình ( môi trường làng nghề ) hơn. Tuyên truyền giáo dục về môi trường nên tiến hành thường xuyên đối với mọi người, từ các cấp lãnh đạo địa phương cho đến các chủ cơ sở sản xuất, người lao động trực tiếp rồi đến những người dân. Hoạt động tuyên truyền giáo dục có thể tiến hành dưới các hình thức như: đưa trên loa đài phát thanh của làng, của xã, rồi đưa
chương trình giáo dục về môi trường vào trong trường học, các hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tích cực hưởng ứng các phong trào, các cuộc thi tìm hiểu về môi trường do phòng tài nguyên môi trường cùng các ban ngành tổ chức, rồi tổ chức các lớp tập huấn với những nội dung có liên quan đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường cho nhiều đối tượng khác nhau, khuyến khích cán bộ môi trường nghiên cứu tìm hiểu và nâng cao kiến thức
chuyên môn. Đồng thời cũng cần phải đôn đốc và bắt buộc các chủ các cơ sở sản xuất cũng như bản than người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh cũng như bảo vệ môi trường.
Và kinh phí cung cấp cho các hoạt động về tuyên truyền giáo dục này có thể huy động từ ngân sách nhà nước, các quỹ hỗ trợ trong và ngoài nước, rồi bản than người sản xuất kinh doanh cũng như những người dân.
Và đối với làng nghề rèn Đa Sỹ ý thức bảo vệ môi trường của người dân đã có và ngày càng một được nâng cao, điều đó được thể hiện đó là người dân đã tiến hành đổ rác đúng nơi quy định để đến giờ người đi thu gom rác đến vận chuyển rác đến nơi tập kết, trong năm vào những dịp như ngày quốc tế môi trường 1 – 5 nhân dân trong làng có tổ chức đi vệ sinh môi trường xung quanh nhưng do trình độ dân trí của người dân trong làng cũng như người công nhân còn hạn chế nên việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường vẫn luôn là cần thiết.
3.2.1.2/ Giải pháp về bộ máy quản lý.
Cũng giống như một số làng nghề khác, nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực môi trường được qua các trường lớp đào tạo còn rất hạn chế, hạn chế cả về mặt số lượng cũng như kiến thức chuyên môn về môi trường. Hiện tại về công tác quản lý môi trường ở làng nghề Đa Sỹ nằm dưới sự quản lý của cán bộ huyện Kiến Hưng, nhưng ở huyện Kiến Hưng chưa có cán bộ chuyên phụ trách trong lĩnh vực môi trường mà chỉ có cán bộ chuyên phụ trách trong lĩnh vực đất đai và có kèm theo thêm về mảng môi trường. Chính vì vậy để góp phần nâng cao công tác quản lý môi trường ở làng nghề này thì việc bổ xung và đào tạo thêm, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên phụ trách về lĩnh vực môi trường là rất cần thiết.
Ngày trước vào khoảng những năm 80 thì ở làng nghề này sản xuất theo quy mô hợp tác xã tập chung. Sau đó, hợp tác xã này giải thể và sản xuất theo quy mô hộ gia đình, các lò rèn được đặt ngày trong khu gia đình đó sinh sống, như vậy bản than người công nhân cùng với những người trong gia đình đều phải chịu những tác động của ô nhiễm do hoạt động sản xuất của làng nghề gây ra. Hơn nữa việc không quy hoạch tách riêng làng nghề ra khỏi khu dân cư sẽ gây khó khăn cho việc quản lý cũng như xử lý chất thải. Chính vì vậy việc quy hoạch nên một làng nghề riêng, tách ra khỏi khu dân cư là điều bức thiết và hết sức cần thiết. Để giải quyết vấn đề này một cách triệt để thì cần phải tiến hành quy hoạch môi trường bao gồm quy hoạch nhà xưởng sản xuất, quy hoạch và xây dựng hệ thống thu gom rác thải, nước thải và khí thải. Theo như đề xuất của bản than những người công nhân trong làng nghề Đa Sỹ cũng như trong các làng nghề khác đó là hình thành, xây dựng nên một khu công nghiệp để tập chung một số làng nghề ở Hà Tây lại để giảm những tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề đến cộng đồng dân cư xung quanh. Và làng nghề Đa Sỹ cũng đưa ra kiến nghị của mình là mong muốn được vào khu quy hoạch đó từ năm 2000, nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện và theo dự định kế hoạch được duyệt vào năm 2010. Và khi đó nhờ có khu sản xuất tập chung sẽ đảm bảo được công tác quản lý môi trường được thuận tiện, dễ dàng hơn, từ đó sẽ đảm bảo cho sức khoẻ cho cộng đồng dân cư xung quanh cũng như bản than người công nhân làm trong nghề rèn.
3.2.1.4/ Giải pháp về vốn.
Để có thể thực hiện được các hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường tại làng nghề Đa Sỹ thì một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là vấn đề về vốn hay nguồn kinh phí. Để tạo được nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường thì ngoài những nguồn có được từ ngân sách nhà nước thì cần phải huy động mọi sự đóng góp của nhân dân ( có thể dưới hình thức đóng
góp hoặc dưới hình thức thu phí về các dịch vụ môi trường tại làng nghề từ các hộ gia đình – cũng như các cơ sở sản xuất làm nghề rèn. Hiện tại, mức thu phí môi trường ở làng nghề Đa Sỹ tính cho từng người, mỗi người đóng 2.000 đồng/ 1 tháng. Ta có thể thấy với mức phí như vậy là quá ít so với những vấn đề môi trường hiện tại ở làng nghề Đa Sỹ cần phải giải quyết ), rồi thu hút sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ môi trường ở làng nghề nói chung và đặc biệt là đối với làng nghề Đa Sỹ ( vì hiện tại môi trường ở làng nghề Đa Sỹ mới được hình thành nên có rất ít, trong khi đó vấn đề môi trường như môi trường nước, tiếng ồn, bụi, mạt sắt ở làng nghề Đa Sỹ đang rất nóng cần phải giải quyết ).
3.2.1.5/ Giải pháp về sản xuất.
Ở làng nghề Đa Sỹ thiết bị máy móc sản xuất tuy đã được cơ giới hoá hơn so với những năm trước đây nhưng vẫn còn mang tính lạc hậu thủ công, nhà xưởng sản xuất lại năm rải rác trong khu dân cư nên đã làm ô nhiễm môi trường. Vì bản than người sản xuất tự trang bị thêm hoặc thay thế máy móc thì còn gặp khó khăn trong vấn đề về vốn, do vậy hỗ trợ về vốn giúp các chủ sản xuất thay thế hoặc trang bị thêm máy móc hiện đại hơn là rất cần thiết, như vậy không những chỉ nâng cao năng suất của quá trình sản xuất mà còn giúp giảm lượng chất thải thải ra môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu. Còn về nguồn vốn có thể nhận được sự hỗ trợ về vốn từ ngân sách nhà nước dành cho các hộ sản xuất trong làng nghề, từ các tổ chức cá nhân khác và của tự bản than các hộ sản xuất.
3.2.2/ Một số kiến nghị đối với làng nghề Đa Sỹ.
Với thực trạng môi trường ở làng nghề Đa Sỹ, và những thiệt hại do ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của người dân ở làng nghề này như đã được định giá ở trên đã cho ta thấy thiệt hại do ô nhiễm gây ra không phải là nhỏ đối với một làng sản xuất thủ công là chủ yếu với mức thu nhập trung bình
của người công nhân là 50.000 (đồng / ngày ). Do vậy để giảm được những thiệt hại của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư em đưa ra một số kiến nghị sau:
- Trạm y tế xã tổ chức các đợt khám sức khoẻ định kỳ cho người dân trong làng để nắm bắt được tình hình sức khoẻ của người dân dưới sự tác động của ô nhiễm ở làng nghề này.
- Các công nhân tham gia trực tiếp sản xuất nên đâu tư trang thiết bị bảo hộ lao động để góp phần giảm những tác động xấu của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của bản than họ.
- Chính quyền địa phương cần tổ chức các buổi họp, các đợt tập huấn để trao đổi, tuyên truyền giáo dục những kiến thức về môi trường cũng như những buổi họp, buổi trao đổi gặp gỡ giữa các hộ tham gia sản xuất để họ không chỉ học hỏi nhau về kinh nghiệm sản xuất mà còn trao đổi với nhau về các kiến thức về môi trường làng nghề cũng như các biện pháp bảo hộ lao động.
- Hình thành và phát triển quỹ hỗ trợ cho làng nghề để trợ giúp một số những cơ sở sản xuất trang bị hoặc thay đổi những trang thiết bị sản xuất lạc hậu để từ đó giảm những tác động xấu đến môi trường.
- Sớm hình thành nên khu quy hoạch dành cho các làng nghề ở Hà Tây, và khi đó làng nghề Đa Sỹ cũng sẽ được di chuyển tới đó, như vây giảm những tác hại của môi trường như tiếng ồn, độ rung, bụi, mạt sắt, …tới sức khoẻ cộng đồng dân cư.