Tác dụng và tương tác giữa các yếu tố

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học (Trang 95)

Có nhiều thí nghiệm liên quan đến hai yếu tố hay nhiều yếu tố. VD: khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian tan chảy của thịt động và thời gian nấu bằng microwave lên chất lượng thịt, ta có thị

nghiệm 2 yếu tố. Khi đối mặt với vấn đề này, trước đây người ta thường cốđịnh tất cả các yếu tố

còn lại và chỉ cho 1 yếu tố thay đổi. Quá trình này cứ tiếp tục cho đến khi hết tất cả các yếu tố. Cách làm này gọi là “phương pháp một yếu tốở một thời gian”. Việc phân tích và giải thích của thí nghiệm như vậy rất đơn giản. Tuy nhiên khi nhà nghiên cứu muốn tổng quát hóa kết quả của thí nghiệm họ gặp phải khó khăn và dễ bị nhầm lẫn. Lý do là khi thay đổi các mức của yếu tố này, sự thay đổi của kết quả khi các mức của yếu tố còn lại thay đổi là hoàn toàn không giống nhau. Sự đáp ứng của một yếu tố phụ thuộc vào các mức của yếu tố thứ hai gọi là sự “tương tác”.

Trong nghiên cứu, đặc biệt ở lĩnh vực có liên quan đến sinh học, trắc nghiệm và giải thích các tương tác là quan trọng nhất. Ví dụ khi đang thực hiện thí nghiệm ba yếu tố A, B và C thì ngoài

ảnh hưởng của từng yếu tố, chúng ta sẽ kiểm tra xem có sự tương tác giữa các yếu tố (AB, AC, BC và ABC) hay không? Nếu giữ hai yếu tố cố định và cho thay đổi một yếu tố chúng ta chỉ nói

được ảnh hưởng của từng yếu tố riêng lẻ mà thôi. Đối với các nhà sinh học, kết quả của sử phân tích các liên hợp nghiệm thức yếu tố có tính thực tiễn hơn kết quả khảo sát một yếu tố. Yếu tố A Yếu tố B a1 a2 b1 X X + c Δ = c b2 X + k ?

Yếu tố A có ảnh hưởng “tùy theo” mức yếu tố B. “Tùy theo” ngụ ý có sự tương tác.

VD 8.1: Độ mềm của thịt = f(nhiệt độ, áp suất)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu KHOA học (Trang 95)