Quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu bài thực hành môn phương pháp nghiên cứu khoa học '''' máy gia tốc hạt '''' (Trang 47 - 48)

M ở đầu:

3. MÁY GIA TỐC LHC:

3.6) Quá trình hoạt động

10/09/2008 : bắt đầu đi vào hoạt động.

Những tia hạt đầu tiên được dẫn vào trong máy ngày 10 tháng 9 năm 2008, và phải chờ khoảng 6 đến 8 tuần sau đó mới có được các đợt va chạm với năng lượng cực lớn đầu tiên.

Năng lượng của những hạt proton đầu tiên được phóng vào ống là 0,45 tera- electron-volts (1 TeV = 1 triệu triệu electron-volts). Từ nay đến cuối năm, năng lượng này sẽ tăng lên đến 5 TeV để đến năm 2010, khi LHC chạy hết công suất, sẽ đạt được 7 TeV, nghĩa là mỗi khi 2 proton va vào nhau, chúng sẽ tạo ra 1 năng lượng là 14 TeV. Cụ thể, mỗi 1 sự va chạm sẽ giải phóng năng lượng tương đương năng lượng do một đàn 14 con muỗi sinh ra, nhưng tập trung vào một không gian nhỏ hơn 1/1000 tỷ lần so với độ lớn cơ thể 1 con muỗi. Sức công phá này cao hơn rất nhiều so với sức công phá của các máy gia tốc hạt nhân trước đây.

Đường hầm hình tròn dài 27 km ở độ sâu từ 50 đến 171 mét dưới lòng đất giáp biên giới Pháp - Thụy Sĩ là nhà chứa của chiếc máy khổng lồ trị giá 6 tỉ USD. Hệ thống dò các hạt nguyên tử và hạ nguyên tử với tên gọi ATLAS diện tích 46 mét x 25 mét với trọng lượng 7000 tấn dùng để ghi nhận kết quả sự va chạm của hai tia hạt hạ nguyên tử được gắn liền với những dây cáp và dây điện đủ để bao quanh Trái Đất 7 lần. Máy LHC được chế tạo để va chạm hai tia protons (còn gọi là hadrons) với nguồn năng lượng 7 TeV. Một TeV (1,000,000,000,000 electron volts - tetra electron volts) tương đương với nguồn năng lượng di động của một con muỗi. Khả năng của máy gia tốc hạt LHC là nhét nguồn năng lượng của 7,000,000,000,000 con muỗi vào một khoảng không gian 1/1000000 diện tích của một con muỗi.

Mỗi tia proton chứa vài 3000 nhóm protons với mỗi nhóm khoảng 100 triệu protons chạy vòng quanh đường hầm được tăng tốc dần dần khi lướt qua 7000 khối nam châm với từ trường được điều khiển bởi đìện lực và giữ ở nhiệt độ thấp bằng chất Helium ở dạng lỏng. Hai tia protons sẽ đạt đến vận tốc 99.999999% vận tốc ánh sáng trước khi va chạm ở tốc độ Sự va chạm này sẽ được quan sát ở nguồn năng lượng 17 TeV với hy vọng khám phá và tìm hiểu hạt hạ nguyên tử thần bí với tên gọi Higg Boson particle (còn được gọi là God particle).

19/09/2008: một kết nối điện giữa 2 nam châm bị hỏng, gây ra một phản ứng dây chuyền dẫn đến hư hại nặng: Một trong số nhiều nam châm khổng lồ tạo nên trái tim của máy gia tốc trở nên quá nóng - hay đúng hơn là lạnh quá ít. Việc sửa chữa cỗ máy giá hơn 2 tỉ euro này sẽ kéo dài nhiều tháng. Dự tính đến Tháng 9- 2009 sẽ hoạt động trở lại.

Một phần của tài liệu bài thực hành môn phương pháp nghiên cứu khoa học '''' máy gia tốc hạt '''' (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)