Về kĩ năng:

Một phần của tài liệu Giáo án Địa Lí 8 ( Tiết 1- Tiết 33 ) (Trang 26 - 39)

-Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ,phân tích bảng số liệu thống kê để nhận biết và trình bày được Nam Á là khu vực tập trung dân đông và coa mật độ dân số lớn nhất thế giới.

B-Đồ dùng dạy học:

-Bản đồ phân bố dân cư châu Á.

-Lược đồ phân bố dân cư Nam Á(phóng to).

-Một số hình ảnh về tự nhiên,kinh tế của các nước ở khu vực Nam Á.

C-Lên lớp: I)Bài cũ:

-Nam Á có mấy miền địa hình?Nêu đặc điểm địa hình của mỗi miền?

-Miền địa hình nào của khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và có dân cư tập trung đông?

II) Bài mới:Nam Á là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên,là một trong những cái nôi

của nền văn minh cổ đại thế giới.Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển,có dân cư tập trung đông đúc.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

* HĐ 1:HS hoạt động cá nhân – Dựa vào các câu hỏi gợi ý của

GV:

? Dựa vào bảng 11.1,Em hãy kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á?Tính mật độ dân số 2 khu vực đó?

Đông Á:127,8 người / km2 Nam Á:302 người / km2

?Quan sát lược đồ H6.1 và Bảng 11.1;Em có nhận xét gì về số dân và mật độ dân số của khu vực Nam Á?

?Quan sát lược đồ H11.1,em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của kv Nam Á?

?Dân cư tập trung đông đúc ở đâu?(ở đồng bằng và nơi có lượng mưa lớn)

?Khu vực Nam Á là nơi ra đời của tôn giáo nào? (Ấn Độ giáo và Phật giáo)Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?

*HĐ 2:HS hoạt động nhóm/cặp:

?Cho biết những trở ngại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế

1-Dân cư:

-Nam Á là một trong những khu vực đông dân của châu Á.

-Là khu vực có mật độ dân số cao.

-Dân cư phân bố không đều.

2-Đặc điểm kinh tế - xã hội:

của các nước trong khu vực?(ĐQ nào đô hộ,trong thời gian bao nhiêu năm?kinh tế thuộc địa có đặc điểm gì?Tình hình chính trị xã hội như thế nào?)

-Quan sát H 11.3 và H11.4,cho biết :

?Vị trí của 2 quốc gia nói đến trong bức ảnh?

?Nội dung bức ảnh nói đến hoạt động sản xuất nào?Nhà ở,phương tiện sản xuất ra sao?

-GV cho HS phân tích bảng 11.2 :

?Em có nhận xét gì về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ?

?Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?

?Công nghiệp của Ấn Độ đạt được những thành tựu gì?Ấn Độ có những trung tâm công nghiệp nào lớn?

?Trong nông nghiệp của Ấn Độ có những tiến bộ gì?GV giới thiệu thêm 2 cuộc “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng”;đồng thời cho HS biết Ấn Độ có sản lượng công nghiệp đứng thứ 10 trên thế giới.

-Tình hình chính trị xã hội khu vực Nam Á không ổn định.

-Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển,chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. -Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực,có xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế: giảm giá trị của ngành nông-lâm-thuỷ sản,tăng giá trị công nghiệp dịch vụ.

III)Củng cố:

-Cho HS làm bài tập 1,2 bài 11 tập bản đồ và làm bài tập 1 trang 40 SGK.

IV)Dặn dò:

-HS về nhà trả lời câu hỏi 2,3 4 trang 40 SGK. -Chuẩn bị bài: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:

+Kể tên các nước và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á(lược đồ H12.1) +Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào? +So sánh phần phía Đông và phía Tây Trung Quốc về tự nhiên?

Tuần 14

Tiết 14 Bài 12 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á A-Mục tiêu bài học: HS cần:

-Nắm được vị trí địa lí,tên các quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Đông Á.

-Nắm được các đặc điểm về địa hình,khí hậu,sông ngòi và cảnh quan tự nhiên khu vực. -Củng cố và phát triển kĩ năng đọc,phân tích bản đồ và một số tranh ảnh về tự nhiên.

-Rèn luyện kĩ năng xây dựng mối liên hêh nhân quả giữa các thành phần tự nhiên trong khu vực.

B-Đồ dùng dạy học:

-Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á,tự nhiên Châu Á.

-Một số tranh ảnh tài liệu điển hình về cảnh quan tự nhiên Đông Á. -Bản đồ câm khu vực Đông Á và tập bản đồ Địa lí 8.

C-Lên lớp: I)Bài cũ:

-Cho biết đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á?Giải thích nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều trong khu vực?

-Các ngành nông nghiệp,công nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?

II)Bài mới: GV treo bản đồ tự nhiên châu Á và giới thiệu vị trí khu vực Đông Á.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

*HĐ 1: HS HĐ cá nhân – Quan sát lược đố H12.1 và trả lời

câu hỏi:

?Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?GV yêu cầu 1 HS đọc tên quốc gia và 1 HS chỉ vị trí của quốc gia đó trên bản đồ.

?Các quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực Đông Á tiếp giáp với các biển nào?

-GV dùng bản đồ tự nhiên khu vực giới thiệu hai bộ phận của khu vực Đông Á: Đất liền và hải đảo.

?Mỗi bộ phận bao gồm những quốc gia nào?

*HĐ 2: HS HĐ theo nhóm-Quan sát lược đồ H12.1 và bản

đồ tự nhiên khu vực Đông Á để trả lời câu hỏi thảo luận nhóm:

+N1-N2:Tìm hiểu đặc điểmđịa hình,khí hậu,sông ngòi phần đất liền ở phía Đông.

+N3-N4:Tìm hiểu đặc điểm địa hình,khí hậu,sông ngòi phần đất liền ở phía Tây.

+N5-N6:Tìm hiểu đặc điểm địa hình,khí hậu,sông ngòi của phần hải đảo.

-Các nhóm thảo luận trong 3 phút sau đó cử đại diện nhóm trả lời-Nhóm kia nhận xét bổ sung.GV tóm tắt những ý chính và ghi bảng.

-GV cho HS đọc tên các dãy núi cao,các bồn địa rộng,các

I-Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á: -Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận: +Phần đất liền: gồm Trung Quốc,Hàn Quốc,CHDCND Triều Tiên. +Phần hải đảo:gồm Nhật Bản, Đài Loan.

II-Đặc điểm tự nhiên:

1-Phần đất liền:

a)Phía Tây:

-Có nhiều núi,cao nguyên cao đồ sộ,hiểm trở:nhiều bồn địa rộng.

-Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn.

-Khí hậu lục địa khô hạn,cảnh quan tự nhiên là thảo nguyên khô và hoang mạc.

đồng bằng,các sông lớn trong phần đất liền của khu vực: 1HS khác xác định vị trí của chúng trên bản đồ.

-GV cho 1 HS dựa vào lược đồ H4.1 và H4.2 nhắc lại các hướng gió chính ở Đông Á về mùa đông ,mùa hạ?Đồng thời nêu được đặc điểm khí hậu của phần phía Đông. -N5-N6 trình bày kết quả thảo luận của nhóm và cho biết địa hình của phần hải đảo có gì đặc biệt?

-GV giới thiệu về hiện tượng động đất,núi lửa ở Nhật Bản, Cho HS quan sát H12.3 và nêu nhận xét.

-GV cho HS đọc bài đọc thêm ở trang 43 SGK.

-Là vùng đồi núi thấp xen kẽ là những bồn địa rộng,màu mỡ.

-Có 3 con sông lớn là: Amua,Hoàng Hà và Trường Giang.

-Khí hậu gió mùa ẩm,cảnh quan chủ yếu là cảnh quan rừng.

2-Phần hải đảo:

-Là vùng núi trẻ thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương,có nhiều núi lửa và động đất. -Thuộc kiểu khí hậu gió mùa ẩm nhưng có mưa về mùa Đông.

III)Củng cố:

-GV cho HS làm các bài tập trong tập bản đồ.

-HS so sánh địa hình,khác nhau của phía Đông và phía Tây phần đất liền,giữa phần đất liền và hải đảo.

-HS xác định vị trí các dạng địa hình trên bản đồ.

IV)Dặn dò:

-Về nhà trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 43 SGK.

Tuần 15

Tiết 15 : TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC ĐÔNG Á A-Mục tiêu bài học: HS cần:

- Nắm vững đặc điểm chung về dân cư và sự phát triển kinh tế -xã hội của k/v Đông Á - Hiểu rõ đặc điểm cơ bản phát triển kinh tế- xã hội của Nhật Bản và Trung Quốc. - Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc, phân tích bảng số liệu.

B-Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á hoặc châu Á. - Kinh tế khu vực Đông Á.

-Tranh ảnh, tài liệu,số liệu về công nghiệp,nông nghiệp,hoạt động sản xuất của các nước trong khu vực.

C-Lên lớp:

I/ Bài cũ: Cho biết những đặc điểm khác nhau về địa hình,khí hậu,sông ngòi,cảnh quan

phần phía Đông và phía Tây của khu vực Đông Á.

II/Bài mới:GV giới thiệu vào bài như SGK.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

*HĐ 1: HS hoạt động cá nhân – Quan sát bảng số liệu

13.1,13.2 và 5.1 để trả lời câu hỏi:

?Dựa vào bảng số liệu 13.1,tính số dân của khu vực Đông Á năm 2002 (1509,5 triệu người).

?Tham khảo bảng số liệu 5.1,số dân Đông Á chiếm bao nhiêu % dân số châu Á và thế giới?(40% châu Á,24 % thế giới). ?Em có nhận xét gì về số dân của khu vực Đông Á?

?Dựa vào lược đồ H15.1 SGK nêu tên các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực?Nước nào có số dân đông nhất,ít nhất? -GV cho HS đọc mục1 SGK đoạn “Sau CTTGII...Trung Quốc” và hỏi HS:

?Sau CTTGII nền kinh tế các nước Đông Á lâm vào tình trạng chung như thế nào?(Kiệt quệ).

?Ngày nay nền kinh tế các nước Đông Á có những đặc điểm gì nổi bật?

-GV giới thiệu về cường quốc kinh tế Nhật Bản,về các nước công nghiệp mới (NIC),về sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc?

?Dựa vào bảng số liệu 13.2,cho biết tình hình xuất nhập khẩu của một số nước ở Đông Á?Nước nào có giá trị xuất khẩu vượt giá trị nhập khẩu cao nhất?

*HĐ 2: HĐ theo nhóm bằng cách nghiên cứu nội dung mục

2 để trình bày về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản.

+N1-N2:Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. +N3-N4:Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

I-Khái quát về đặc điểm dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á:

1)Khái quát dân cư:

-Đông Á là khu vực có số dân rất đông: 1509,5 triệu người (Năm 2002 )

2)Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á:

-Ngày nay nền kinh tế các nước phát triển nhanh và duy trì tộc độ tăng trưởng cao.

-Quá trình phát triển đi từ sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.

II-Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á:

-Các nhóm thảo luận trong 4′

-N1-N2 : cử đại diện trả lời.HS nhận xét GV giới thiệu thêm và cho HS ghi →

?Ngành kinh tế nào phát triển mạnh của Nhật Bản,kể tên các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản?

?Ngoài công nghiệp những ngành nào cũng mang lại thu nhập cao cho người dân Nhật Bản?→Thu nhập của người Nhật? (cao:GDP/ người là 33400 USD/người.)

-GV nhấn mạnh những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của kinh tế Nhật Bản.

-N3-N4:trình bày những thành tựu trong sự phát triển kinh tế của Trung Quốc: Nông nghiệp? Công nghiệp?Có những ngành công nghiệp nào phát triển?

1-Nhật Bản:

-Là nước có công nghiệp phát triển cao,tổ chức sản xuất hiện đại và hợp lí và mang lại hiệu quả cao.

-Nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới.

-Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.

2)Trung Quốc:

-Là nức đông dân nhất thế giới 1288 triệu người (2002) chiếm 20,7 % dân số thế giới

-Kinh tế phát triển nhanh và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

-Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao rõ rệt.

III/Củng cố: GV cho HS làm một số bài tập trắc nghiệm:

BT1: Nền kinh tế Trung Quốc đạt được những thành tựu nào sau đây: Giải quyết vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

Chất lượng cuộc sống của người dân cao và ổn định.

Công nghiệp phát triển nhanh hoàn chỉnh,có một số ngành công nghiệp hiện đại Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

BT2:Chọn A - B cho phù hợp:

A: Nhóm nước B:Tên quốc gia A-B

1-Công nghiệp mới a-Nhật Bản 1-b-d

2-Phát triển. b-Hàn Quốc 2-a

3-Đang phát triển c-Trung Quốc 3-c

d-Đài Loan

IV/Dặn dò:

-HS về nhà làm bài tập1,2,3 Bài 13 tập bản đồ.

Tuần 16

Tiết 16: Bài 14 ĐÔNG NAM Á: ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO A-Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần biết:

- Làm việc với lược đồ, ảnh để nhận biết lãnh thổ, vị trí khu vực Đông Nam Á trong châu Á và ý nghĩa của vị trí đó.

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực: địa hình đồi núi là chính,đồng bằng màu mỡ, nằm trong khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa,sông ngòi có chế độ nước theo mùa,rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.

-Liên hệ với các kiến thức đã học để giải thích một số đặc điểm tự nhiên về khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, chế độ nước sông và rừng rậm nhiệt đới của khu vực.

B- Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ tự nhiên châu Á.

- Lược đồ khu vực Đông Nam Á.

- Tài liệu, tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên Đông Nam Á. -Tập bản đồ Đông Nam Á.

C- Lên lớp: I/ Bài cũ:

- Khu vực Đông Á bao gồm các nước và vùng lãnh thổ nào? Vai trò của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong sự phát triển hiện nay của thế giới ?

- Trong sản xuất công nghiệp của Nhật Bản có những ngành nào nổi tiếng và đứng đầu TG?

II/ Bài mới: GV giới thiệu vào bài như SGK.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

HĐ1: HS hoạt động cá nhân bằng cách quan sát lược đồ

H 1.2 và H14.1 để xác định vị trí địa lí khu vực ĐNÁ. - GV hướng dẫn HS quan sát Lược đồ và trả lời câu hỏi:

? Các điểm cực Bắc,Nam,Tây, Đông của khu vực thuộc những nước nào ở ĐNÁ?

? ĐNÁ bao gồm những phần nào? ( Đất liền và hải đảo) Mỗi phần bao gồm những nước nào?

? ĐNÁ là cầu nối giữa 2 đại dương và châu lục nào?

-GV gọi 1HS lên đọc tên các biển,đại dương và châu lục bao quanh khu vực ĐNÁ?

-GV gọi 1 HS khác đọc tên 5 đảo lớn trong khu vực,đảo nào lớn nhất?

-GV phân tích và giúp HS thấy được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với khí hậu và cảnh quan tự nhiên khu vực ĐNÁ?

*H Đ 2:HS hoạt động theo nhóm-Bằng cách quan sát lược đồ H14.1 và trả lời câu hỏi:

+N1:Nhận xét sự phân bố các núi,cao nguyên,đồng bằng ở phần đất liền và hải đảo KV ĐNÁ?

I)Vị trí,giới hạn của khu vực ĐNÁ:

-ĐNÁ bao gồm 2 phần:

+Phần đát liền:Bán đảo Trung Ấn.

+Phần hải đảo:Quần đảo Mã Lai.

-ĐNÁ là cầu nối giữa 2 đại dương và giữa 2 châu lục. -Vị trí địa lí có ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu,cảnh quan tự nhiên khu vực,có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.

II)Đặc điểm tự nhiên:

1-Địa hình:

-Phần đất liền :Chủ yếu là núi cao,các cao nguyên thấp và các đồng bằng phù sa màu mỡ,có giá trị kinh tế lớn,đông

+N2: Nêu hướng gió ở ĐNÁ vào mùa hạ và mùa đông,phân tích biểu đồ H14.2.

+N3:Nêu đặc điểm sông ngòi trên bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai(Nơi bắt nguồn,hướng chảy,nguồn cung cấp nước, chế độ nước),giải thích nguyên nhân,chế độ nước? +N4:Nêu đặc điểm cảnh quan tự nhiên của ĐNÁ,giải thích về cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm?

-HS thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời,GV cho các nhóm nhận xét,GV đúc kết và nhấn mạnh những ý chính,cho HS ghi:

dân.

-Phần hải đảo:Quần đảo Mã Lai có nhiều núi lửa,đồng bằng nhỏ hẹp.

2-Khí hậu:

-Phần đất liền có khí hậu nhiệt đới gió mùa,hay có bão

Một phần của tài liệu Giáo án Địa Lí 8 ( Tiết 1- Tiết 33 ) (Trang 26 - 39)